Bauman Clinic

https://bauman.vn


Cơn thiếu máu não thoáng qua TIA có liên quan đến giảm tuổi thọ

Nghiên cứu nhấn mạnh độ nghiêm trọng khi bị đột quỵ nhẹ- cơn thiếu mãu não thoáng qua TIA
Cơn thiếu máu não thoáng qua TIA có liên quan đến giảm tuổi thọ

"Đột quỵ nhẹ", với các triệu chứng chỉ kéo dài vài phút hoặc vài giờ, là những dấu hiệu cảnh báo rõ nhất có thể dẫn đến các cơn đột quỵ nghiêm trọng hơn dễ gây tử vong hơn. Tỷ lệ sống sót sau đột quỵ nhẹ- được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), thấp hơn 20% so với dự đoán ở những người tham gia nghiên cứu 9 năm sau đó so với dân số nói chung.

Chuyên gia đột quỵ và phát ngôn viên Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ông Philip Gorelick, cho biết các phát hiện này chỉ ra rằng cơn thiếu máu não thoáng qua TIA là những sự kiện nghiêm trọng không thể bỏ qua. Nghiên cứu này được công bố trong số ra tháng 11 của tạp chí Stroke.

Cơn thiếu mãu não thoáng qua TIA là một cảnh báo và mọi người chắc chắn nên thận trọng với cảnh báo này và tìm kiếm chẩn đoán và điều trị ngay lập tức.

Triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua TIA

TIA thường không gây tổn thương não vĩnh viễn và không gây tử vong ngay lập tức.

Cũng giống như tai biến mạch máu não thực sự, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tê đột ngột, hoặc cảm thấy yếu ở mặt, cánh tay, hoặc chân, thường xảy ra ở một bên của cơ thể.
  • Lẫn lộn hoặc nói lộn xộn cũng xuất hiện đột ngột.
  • Bất ngờ gặp rắc rối ở một hoặc cả hai mắt.
  • Đột ngột khó khăn trong đi lại, chóng mặt, hoặc mất cân bằng

Những triệu chứng này có thể biến mất chỉ trong vài phút hoặc kéo dài trong 24 giờ. Khoảng 40% số người mắc bệnh này sẽ bị tai biến mạch máu não thực sự, và một nửa trường hợp đột quỵ xảy ra trong vòng hai ngày sau khi xảy ra cơn thiếu máu não thoáng qua TIA. Trong vòng 3 tháng sau khi bị TIA, khoảng 10 đến 15% người sẽ bị đột qụy thực sự.

Theo dõi tỷ lệ sống sót sau khi bị cơn thiếu máu não thoáng qua TIA

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 22.000 người lớn tuổi lớn sống ở New South Wales, Úc, những người đã bị nhập viện vì cơn thiếu máu não thoáng qua TIA.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét hồ sơ về các trường hợp nhập viện do TIA từ tháng 7 năm 2000 đến tháng 6 năm 2007.

Sử dụng số liệu tử vong vào cuối tháng 6 năm 2009, các nhà nghiên cứu so sánh tỷ lệ tử vong ở những người tham gia nghiên cứu với những người trong dân số nói chung.

5 năm sau khi bị cơn thiếu máu não thoáng qua TIA, tỷ lệ sống sót thấp hơn 13% so với dự kiến, và 9 năm sau tỉ lệ sống sót thấp hơn 20% so với dự kiến ở dân số nói chung.

Việc bị cơn thiếu máu não thoáng qua TIA là một dấu hiệu rõ hơn về tình trạng tử vong sớm ở những bệnh nhân lớn tuổi so với những người trẻ hơn, tình trạng này chỉ ảnh hưởng nhẹ đến sự sống còn ở những bệnh nhân dưới 50 tuổi.

Nhà đồng nghiên cứu Melina Gattellari nói rằng phát hiện này khá ngạc nhiên vì những người lớn tuổi thường có xu hướng gặp nhiều các vấn đề về sức khỏe có thể dẫn đến tử vong.

Cần chăm sóc y tế khi bị cơn thiếu máu não thoáng qua TIA

Gattellari nói rằng sự sống có thể duy trì lâu dài nếu nhiều người tìm kiếm chăm sóc y tế khi gặp các triệu chứng cơn thiếu máu não thoáng qua TIA và tai biến mạch máu não và tuân theo những điều trị và khuyến cáo của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho họ.

Bởi vì các triệu chứng xuất hiện và qua nhanh đến nỗi mọi người không thể nghĩ TIA nghiêm trọng, do đó chúng ít có khả được điều trị theo khuyến cáo.

Các xét nghiệm liên quan đến TIA có thể liên quan đến một cuộc kiểm tra thần kinh, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu, và các xét nghiệm khác để tránh bị tai biến mạch máu não thực sự, xác định nguyên nhân của các triệu chứng và xác định các phương pháp điều trị thích hợp.

Cơ hội để ngăn ngừa một đột quỵ nặng với các phương pháp điều trị thích hợp sau khi bị TIA là rất tuyệt vời. Ở Mỹ các bác sĩ đã làm tốt công việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân sau khi bị cơn thiếu máu não thoáng qua. Thông điệp rất đơn giản, những người có những triệu chứng này cần được xem xét nghiêm túc và tìm cách chẩn đoán và điều trị.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây