Bauman Clinic

https://bauman.vn


Nguy cơ bị tiểu đường khi điều trị sỏi thận?

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn gần 4 lần sau khi điều trị sỏi thận bằng tán sỏi ngoài cơ thể dùng sóng xung kích.

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp, một nghiên cứu mới cho thấy.

Vào đầu những năm 1980, việc lấy một viên sỏi thận ra sẽ đồng nghĩa với việc phải thực hiện một ca mổ phẫu thuật đau đớn. Sau đó, phương pháp điều trị bằng sóng xung kích đã ra đời. Đây được xem là một công nghệ mang tính cách mạng, sử dụng sóng siêu âm để tán nhỏ những viên sỏi thành những hạt cát nhỏ mà không cần phẫu thuật.

Công nghệ này dường như luôn được xem là an toàn. Nhưng giờ đây nghiên cứu của Mayo Clinic đã phát hiện ra một thông tin mới gây lo ngại. Nghiên cứu xuất hiện trong số ra tháng 5 của Tạp chí Khoa học Tiết niệu.

Sự hủy hoại của sóng xung kích

Nghiên cứu so sánh bệnh nhân bị sỏi thận được điều trị tán sỏi ngoài cơ thể vào năm 1985 với bằng sóng xung kích với bệnh nhân điều trị bằng các phương pháp không can thiệp phẫu thuật khác trong cùng năm đó. 13 năm sau, các bệnh nhân sử dụng sóng xung kích có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường gần 4 lần. Và, nếu cả hai quả thận được điều trị, họ có nguy cơ bị cao huyết áp cao hơn 47%.

Nghiên cứu của Amy E. Krambeck, cho biết vẫn chưa rõ điều trị bằng sóng xung kích có thể gây ra những vấn đề này như thế nào. Tuy nhiên, những gì đang xảy ra có vẻ là sự hủy hoại từ bên trong của sóng xung kích.

"Lý thuyết cho thấy các lực phá vỡ từ sóng xung kích có thể gây tổn thương mô", Krambeck nói. "Tổn thương tuyến tụy có thể làm cho bệnh nhân có nguy cơ bị tiểu đường".

Bệnh nhân được điều trị bằng sóng xung kích nhiều nhất – với cường độ cao nhất – có nguy cơ mắc tiểu đường cao nhất.

Không được bỏ ngang điều trị

Máy điều trị bằng sóng xung kích được sử dụng trong 1985 là một mô hình cũ hơn. Nó vẫn được sử dụng tại Mayo Clinic, Krambeck nói. Các máy mới hơn cung cấp bước sóng tập trung hơn – nhưng cũng mạnh hơn. Vì nghiên cứu của Mayo là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra mối liên quan giữa tiểu đường và việc điều trị bằng sóng xung kích, nên vẫn không rõ liệu các loại máy mới hơn có gây rủi ro ít hơn, hay cũng gây rủi ro tương tự hoặc rủi ro nhiều hơn.

Krambeck nói rằng cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác nhận. Trong khi chờ đợi, không có lý do gì để dừng sử dụng những loại máy này cho bệnh nhân bị tình trạng sỏi lớn.

Theo Glenn Preminger, người đứng đầu nhóm điều trị sỏi thận thuộc Hiệp hội tiết niệu Mỹ, đồng thời là giáo sư phẫu thuật tiết niệu và là giám đốc trung tâm điều trị thận toàn diện tại Đại học Duke, không có mối nguy hiểm nào xảy ra ngay lập tức đối với những bệnh nhân điều trị sỏi thận bằng sóng xung kích.

Phát biểu với webmd, ông cho biết “Cần đảm bảo điều trị thận trọng và được giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên chúng ta không cần phải dừng hay bỏ ngang điều trị bằng sóng xung kích hoặc vội vã đến gặp bác sĩ vào thời điểm này. Bất kỳ bệnh nhân nào phát triển sỏi thận đều phải theo dõi thường xuyên với bác sĩ của họ. Là một phần trong quá trình chăm sóc sức khỏe hàng ngày, chúng tôi sẽ tìm kiếm các nguy cơ dẫn đến bệnh cao huyết áp cũng như tiểu đường. Vì vậy, những gì tôi đề nghị là cần theo dõi, chăm sóc sức khỏe cẩn thận”.

Các phương pháp chữa sỏi thận

Có nhiều loại sỏi thận và các cách điều trị khác nhau.

Krambeck nói: “có 101 cách hình thành sỏi thận, tất cả điều liên quan đến yếu tố di truyền, chế độ ăn uống và lối sống. Một khi một người hình thành sỏi thận, họ sẽ cần đánh giá toàn bộ về tình trạng chuyển hóa để xác định được lý do tại sao. Sau đó chúng tôi có thể kê thuốc để ngăn chặn hình thành viên sỏi thứ hai”.

Một số loại sỏi thận có thể được ngăn chặn bằng thuốc hoặc chế độ ăn uống thích hợp. Nhưng một khi không thể ngăn ngừa hoặc sỏi không dễ dàng đi qua đường nước tiểu được thì việc điều trị là cần thiết. Dưới đây là các lựa chọn:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích. Đây là phương pháp không phẫu thuật, mặc dù một số máy đòi hỏi gây mê toàn thân
  • Nội soi niệu quản: Một ống nhỏ sẽ được đưa qua niệu đạo và bàng quang vào niệu quản - ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Các tia laser ở phạm vi này có thể phá vỡ viên sỏi và giống như một cái giỏ nhỏ kéo các viên sỏi hoặc mảnh vỡ của nó ra
  • Tán sỏi qua da. Một ống nhỏ sẽ được đưa vào qua da từ phía sau thận, sau đó một vùng sẽ được sử dụng để phá vỡ và loại bỏ sỏi.
  • Phẫu thuật mở, hiện rất hiếm được thực hiện.

Các lựa chọn phẫu thuật hiện đã ít xâm lấn hơn trước đây, nhưng chúng vẫn còn xâm lấn nhiều hơn phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích.

Preminger nói." Đó là một sự thay thế tuyệt vời cho phẫu thuật tiêu chuẩn. Điều cần thiết là bệnh nhân phải nhận thức được những nguy cơ mới này chứ không nên ngừng điều trị bằng sóng xung kích".

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây