Vắc-xin phế cầu

Trẻ em cần được tiêm vắc-xin phế cầu để phòng ngừa bệnh do vi khuẩn này gây ra.

Lịch tiêm

Vắc-xin phế cầu gồm có 4 mũi, được tiêm vào các thời điểm sau:

  • Mũi đầu tiên: 2 tháng tuổi
  • Mũi thứ 2: 4 tháng tuổi
  • Mũi thứ 3: 6 tháng tuổi
  • Mũi thứ 4: 12 - 15 tháng tuổi

Lý do cần tiêm phòng phế cầu

Bố mẹ cần đưa con đi tiêm vắc-xin phòng phế cầu để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng do phế cầu khuẩn gây ra, ví dụ như viêm màng não (nhiễm trùng lớp mô bao phủ não và tủy sống) và viêm phổi.

Tính an toàn

Tiêm vắc-xin là cách an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra. Mặc dù tiêm vắc-xin có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng đa phần chỉ không đáng kể và sẽ tự hết sau vài ngày.

Có những loại vắc-xin ngừa phế cầu nào?

Tất cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được tiêm vắc-xin cộng hợp phế cầu khuẩn (PCV13). Những trẻ đang mắc các bệnh lý khác nên được tiêm thêm vắc-xin polysaccharide phế cầu khuẩn (PPSV23). Số mũi cần tiêm phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ. Khi đi khám, bố mẹ hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn.

Tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin

Một số tác dụng phụ nhẹ có thể xảy ra sau khi tiêm chủng gồm có: 

  • Trẻ quấy khóc
  • Mệt mỏi
  • Bỏ ăn
  • Sưng tấy, đỏ và đau ở vị trí tiêm
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Đau nhức đầu

Phế cầu khuẩn là gì?

Phế cầu khuẩn (pneumococcus hay Streptococcus pneumoniae) là một loại vi khuẩn có thể gây viêm tai, phổi, máu và não.

Các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra có thể chỉ nhẹ nhưng cũng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, tàn tật suốt đời hoặc thậm chí tử vong. Trẻ em dưới 2 tuổi là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Trước đây, các bệnh do phế cầu khuẩn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh penicillin và một số thuốc khác nhưng hiện nay, phương pháp này đã kém hiệu quả hơn do một số chủng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc. Chính vì vậy nên việc phòng bệnh bằng cách tiêm vắc-xin ngày càng trở nên quan trọng.

Triệu chứng

Phế cầu khuẩn gây ra nhiều bệnh khác nhau. Các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào bộ phận bị ảnh hưởng trong cơ thể. sốt cao, ho dữ dội, ớn lạnh, đau tức ngực, đau đầu, cứng cổ, đau tai.

Bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn có các triệu chứng thường gặp là:

  • Sốt cao hoặc ớn lạnh
  • Ho dữ dội
  • Thở gấp hoặc khó thở
  • Đau tức ngực

Bệnh viêm màng não do phế cầu khuẩn gây ra các triệu chứng như:

  • Cứng cổ
  • Đau nhức đầu
  • Sốt cao
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng
  • Đầu óc lú lẫn

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị viêm màng não thường có biểu hiện là ăn uống kém, kém tỉnh táo và hay nôn trớ.

Nhiễm phế cầu khuẩn là nguyên nhân của một nửa số ca viêm tai giữa ở trẻ. Bệnh này có các triệu chứng là gây đau tai (khiến trẻ hay ngoáy hoặc kéo vành tai), màng nhĩ sưng đỏ, sốt, khó ngủ, hay quấy khóc, nôn ói, tiêu chảy, chảy dịch từ tai, phản ứng kém với âm thanh xung quanh,…

Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) do phế cầu khuẩn thường gây sốt, ớn lạnh, tim đập nhanh, rối loạn đông máu, tiểu ít và kém tỉnh táo…

Biến chứng

Phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau với mức độ từ nhẹ cho đến rất nghiêm trọng. Những căn bệnh này có thể dẫn đến các khuyết tật như điếc, tổn thương não hoặc hoại từ tay, chân. Cứ 15 trẻ em bị viêm màng não do phế cầu khuẩn thì có 1 trẻ tử vong.

Phế cầu khuẩn lây lan như thế nào?

Phế cầu khuẩn lây lan qua các giọt bắn khi người bệnh ho, nói chuyện hoặc hắt hơi. Vi khuẩn cũng có thể lây qua nước bọt khi hôn người bệnh. Một số trẻ em không có triệu chứng khi nhiễm phế cầu khuẩn nhưng vi khuẩn vẫn tồn tại trong mũi và cổ họng. Những người tiếp xúc với trẻ vẫn có thể bị lây bệnh.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây