Nấm da chân

Bệnh nấm da chân là do một loại nấm có tên là dermatophyte gây ra. Đây cũng là loại nấm gây ra bệnh hắc lào và nấm bẹn. Loại nấm này tồn tại tự nhiên trên da và phát triển mạnh ở môi trường ẩm ướt, ấm áp.

Nấm da chân là gì?

Nấm da chân là một bệnh nhiễm trùng da do nhiễm nấm, thường bắt đầu từ các kẽ ngón chân. Bệnh này thường xảy ra ở những người ra nhiều mồ hôi chân.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh nấm da chân là da đỏ, đóng vảy, ngứa, châm chích và đôi khi còn nổi mụn nước, đau rát. Bệnh nấm da chân rất dễ lây lan và có thể lây khi tiếp xúc với sàn nhà, khăn tắm hoặc quần áo dính nấm.

Nấm da chân có thể đi kèm với các bệnh nhiễm nấm da khác như hắc lào hay nấm bẹn. Bệnh này cần điều trị bằng thuốc kháng nấm.

Triệu chứng nấm da chân

Bệnh nấm da chân có triệu chứng là các mảng da đỏ, đóng vảy, thường bắt đầu ở kẽ ngón chân. Các mảng da này gây ngứa, nhất là sau khi cởi giày và đôi khi bị nứt nẻ, đau đớn.

Một số dạng nhiễm nấm da chân gây nổi mụn nước, sau đó vỡ ra và tạo thành vết loét. Vết loét sau khi lành lại thì tạo thành mảng da dày sừng và khô ráp. Ngoài ra còn có dạng gây khô mãn tính và đóng vảy ở lòng bàn chân, sau đó lan rộng lên trên bàn chân. Tình trạng này có thể bị nhầm lẫn với bệnh chàm (eczema) hoặc da khô.

Bệnh nấm da chân có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bàn chân và dần dàn lây lan sang tay, đặc biệt là khi gãi hoặc chạm vào vùng bị nhiễm nấm.

Khi nào cần đi khám?

Nếu bàn chân có các mảng đỏ ngứa ngáy kéo dài quá 2 tuần dù đã dùng thuốc kháng nấm thì nên đi khám bác sĩ.

Nếu mắc bệnh tiểu đường thì cần đi khám ngay khi nghi ngờ bị nấm da chân, đặc biệt là khi còn  có các dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát như mẩn đỏ, sưng tấy, chảy dịch hoặc sốt.

Nguyên nhân gây nấm da chân

Bệnh nấm da chân là do một loại nấm có tên là dermatophyte gây ra. Đây cũng là loại nấm gây ra bệnh hắc lào và nấm bẹn. Loại nấm này tồn tại tự nhiên trên da và phát triển mạnh ở môi trường ẩm ướt, ấm áp.

Nấm da chân là bệnh có thể lây. Bệnh này lây qua sự tiếp xúc trực tiếp với vùng da nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các bề mặt có dính nấm, chẳng hạn như khăn tắm, sàn nhà và giày dép.

Các yếu tố nguy cơ

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm nấm da chân nhưng nguy cơ sẽ tăng cao hơn nếu như:

  • Là nam giới
  • Thường xuyên đi tất ẩm hoặc giày
  • Sống cùng với người bị nhiễm nấm
  • Có thói quen đi chân trần ở những nơi công cộng, chẳng hạn như phòng thay đồ, nhà tắm ở phòng gym, hồ bơi,…

Biến chứng

Bệnh nấm da chân có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, ví dụ như:

  • Bàn tay: Bàn tay có thể bị nhiễm nấm khi gãi hoặc chạm vào bàn chân.
  • Móng: Loại nấm gây bệnh nấm da chân có thể lây lan sang móng chân và ở vị trí này, bệnh thường khó điều trị hơn.
  • Bẹn: Loại nấm gây bệnh nấm da chân cũng chính là nguyên nhân gây nấm bẹn. Nấm ở bàn chân có thể bám vào tay hoặc khăn tắm rồi lây lan đến bẹn.

Biện pháp chẩn đoán

Đa phần thì bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nấm da chân khi quan sát triệu chứng nhưng để xác nhận chẩn đoán và loại trừ các vấn đề khác thì sẽ cần lấy một mẫu da từ bàn chân để kiểm tra.

Điều trị nấm da chân

Nếu nhiễm nấm da chân nhẹ thì có thể điều trị bằng thuốc kháng nấm tại chỗ không kê đơn.

Nếu không hiệu quả thì sẽ cần dùng các loại thuốc kháng nấm có nồng độ cao hơn. Trường hợp nhiễm nấm nghiêm trọng có thể phải điều trị bằng thuốc kháng nấm đường uống.

Phòng ngừa nấm da chân

Để tránh bị nấm da chân hoặc giảm nhẹ các triệu chứng khi đã nhiễm bệnh thì cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Giữ cho bàn chân khô ráo, đặc biệt là các kẽ ngón chân: Đi chân trần trong nhà để chân không bị đọng hơi ẩm và mồ hôi. Lau khô các kẽ ngón chân sau khi tắm.
  • Thay tất thường xuyên: Nếu ra nhiều mồ hôi chân thì nên thay tất 2 lần một ngày.
  • Hạn chế đi giày kín: Nếu có thể thì nên đi giày hở mũi, sandal hoặc dép. Tránh đi các loại giày làm bằng chất liệu tổng hợp, chẳng hạn như nhựa vinyl hoặc cao su.
  • Không đi giày liên tục trong thời gian dài: Nên cởi giày và thay sang dép khi đến chỗ làm và về nhà. Ngoài ra, nên có ít nhất 2 – 3 đôi giày để đi xen kẽ. Việc đi một đôi giày trong nhiều ngày liên tục sẽ tạo môi trường ẩm ướt cho nấm sinh sôi.
  • Bảo vệ chân ở nơi công cộng: Mang dép hoặc giày không thấm nước khi đến hồ bơi, phòng thay đồ và phòng tắm công cộng
  • Không đi chung giày với người khác: Dùng chung vật dụng cá nhân sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm nấm.

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Cước tay chân: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cước là một phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với môi trường lạnh. Đây là một hiện tượng bình tường xảy ra vào mùa đông.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây