Co giật do sốt sau khi tiêm chủng ở trẻ em

Co giật do sốt có thể xảy ra khi trẻ mắc bất kỳ bệnh nào gây sốt, bao gồm cả các bệnh thường gặp ở trẻ như cảm lạnh, cúm, viêm tai hay sốt phát ban. Tiêm vắc-xin cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây sốt nhưng ít khi dẫn đên co giật.

Co giật do sốt là gì?

Đôi khi, các cơn sốt có thể khiến cho trẻ bị co giật. Tình trạng này được gọi là "co giật do sốt”, thường xảy ra khi bị sốt từ 39 độ C trở lên nhưng cũng có thể xảy ra ở nhiệt độ cơ thể thấp hơn hoặc khi đang hạ sốt. Hầu hết các cơn co giật do sốt chỉ kéo dài khoảng 1 - 2 phút. 

Bố mẹ có thể thấy sợ hãi khi con mình bị co giật nhưng gần như tất cả các trường hợp co giật do sốt đều hồi phục rất nhanh. Co giật do sốt không để lại bất kỳ di chứng nghiêm trọng hay ảnh hưởng lâu dài nào đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây co giật do sốt

Co giật do sốt có thể xảy ra khi trẻ mắc bất kỳ bệnh nào gây sốt, bao gồm cả các bệnh thường gặp ở trẻ như cảm lạnh, cúm, viêm tai hay sốt phát ban. Tiêm vắc-xin cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây sốt nhưng ít khi dẫn đên co giật.

Lứa tuổi nào dễ bị co giật do sốt?

Phần lớn trẻ nhỏ đều bị sốt ít nhất một lần trong đời. Co giật do sốt thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi mà chủ yếu trong giai đoạn từ 14 – 18 tháng tuổi. Cứ 3 trẻ bị co giật do sốt thì có 1 trẻ gặp phải hiện tượng này nhiều hơn một lần. Nguy cơ co giật do sốt tăng lên sau khi tiêm vắc-xin MMR (phòng bệnh sởi, quai bị và rubella) và vắc-xin MMRV (phòng bệnh sởi, quai bị, rubella và thủy đậu).

Các nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ co giật do sốt tăng lên trong vòng 5 đến 12 ngày sau khi tiêm mũi vắc-xin MMR đầu tiên. Nguy cơ sẽ tăng thêm một chút khi tiêm vắc-xin MMRV nhưng vẫn không quá cao. Cũng theo các nghiên cứu này thì nguy cơ co giật do sốt không tăng nếu chỉ tiêm vắc-xin phòng thủy đậu riêng lẻ.

Nguy cơ co giật do sốt khi tiêm vắc-xin cúm bất hoạt cùng lúc với vắc-xin phế cầu hoặc vắc-xin DTaP

Một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi cho thấy nguy cơ co giật do sốt tăng nhẹ trong 24 giờ sau khi trẻ được tiêm vắc-xin cúm bất hoạt (vắc-xin cúm) cùng lúc với vắc-xin cộng hợp phế cầu khuẩn (PCV13) hoặc vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà DTaP. Nguy cơ co giật do sốt sẽ không tăng nếu tiêm vắc-xin cúm vào một ngày khác. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ cũng không tăng sau khi tiêm vắc-xin DTaP, trừ khi được tiêm cùng lúc với vắc-xin cúm nhưng sẽ tăng cao hơn bình thường một chút sau khi tiêm vắc-xin PCV13 riêng lẻ.

Dù kết hợp tiêm vắc-xin cúm cùng lúc với vắc-xin PCV13 hay DTaP thì nguy cơ co giật do sốt sau tiêm vẫn chỉ ở mức thấp (nhiều nhất là 30 ca trên 100.000 trẻ được tiêm chủng). CDC vẫn khuyến khích bố mẹ đưa con đi tiêm chủng theo đúng lịch và hoàn toàn có thể tiêm vắc-xin phòng cúm, phế cầu và DTaP trong cùng một ngày.

Tiêm phòng giúp giảm nguy cơ co giật do sốt

Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ ở độ tuổi được khuyến nghị sẽ bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm, nhiễm phế cầu khuẩn và các bệnh khác khiến trẻ lên cơn sốt, nhờ đó sẽ làm giảm nguy cơ co giật do sốt.

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Lý do trẻ cần được tiêm chủng đúng lịch

Các bậc cha mẹ đều được khuyến nghị nên đưa con đi tiêm vắc-xin đầy đủ theo đúng lịch để phòng ngừa bệnh tật. Vậy tại sao lại phải tiêm đúng lịch?

Hội chứng Guillain-Barré sau tiêm vắc-xin

Đã có một số nghiên cứu về nguy cơ mắc hội chứng Guillain-Barré sau khi tiêm vắc-xin phòng cúm và CDC vẫn đang theo dõi tỷ lệ bị vấn đề này trong mỗi mùa cúm.

Các câu hỏi thường gặp về tiêm chủng khi mang thai

Ở những phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai, các loại vắc-xin cụ thể cần tiêm sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, lối sống, tình trạng sức khỏe và những lần tiêm phòng trước đó.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Các dấu hiệu, triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang thường xuất hiện vào kỳ kinh nguyệt đầu tiên trong độ tuổi dậy thì nhưng đôi khi, các triệu chứng xuất hiện muộn hơn và chỉ biểu hiện rõ khi tăng cân đáng kể.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây