Các câu hỏi thường gặp về tiêm chủng khi mang thai

Ở những phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai, các loại vắc-xin cụ thể cần tiêm sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, lối sống, tình trạng sức khỏe và những lần tiêm phòng trước đó.

Tiêm vắc-xin khi mang thai có an toàn không?

Một số loại vắc-xin đã được chứng minh là an toàn và được khuyến nghị cho phụ nữ trước, trong và sau khi mang thai để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con. Các kháng thể mà cơ thể người mẹ hình thành sau khi được tiêm những loại vắc-xin này sẽ đi qua nhau thai vào thai nhi và bảo vệ bé khỏi một số bệnh nghiêm trọng trong giai đoạn đầu đời. Tiêm phòng trong thời kỳ mang thai cũng giúp bảo vệ người mẹ khỏi một số bệnh có thể lây truyền sang thai nhi. Những bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nên tiêm những loại vắc-xin nào khi đang mang thai?

Ở những phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai, các loại vắc-xin cụ thể cần tiêm sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, lối sống, tình trạng sức khỏe, đặc thù công việc, mức độ phải di chuyển sang các nước khác và những lần tiêm phòng trước đó.

Những phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn về việc tiêm vắc-xin. Một số loại vắc-xin, chẳng hạn như vắc-xin MMR phòng bệnh sởi, quai bị và rubella nên được tiêm trước khi mang thai một tháng hoặc lâu hơn. Bác sĩ sẽ giúp xác định xem có cần phải tiêm loại vắc-xin này hay bất kỳ loại vắc-xin nào khác hay không.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC khuyến nghị rằng phụ nữ mang thai nên tiêm hai loại vắc-xin vào mỗi lần mang thai là vắc-xin cúm bất hoạt (dạng tiêm, không phải vắc-xin cúm sống giảm độc lực dạng xịt mũi) và vắc-xin Tdap phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà.

Vắc-xin phòng cúm

CDC khuyến nghị phụ nữ nên tiêm vắc-xin phòng cúm nếu mang thai vào mùa cúm. Mặc dù mùa cúm của mỗi năm lại khác nhau nhưng tiêm phòng vào bất cứ lúc nào cũng đều có lợi. Trong những năm qua có hàng triệu phụ nữ mang thai đã được tiêm vắc-xin phòng cúm và điều này đã được nghiên cứu khoa học chứng minh là an toàn. Tiêm phòng cúm khi mang thai là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bản thân người mẹ và em bé trong vài tháng sau khi sinh khỏi các biến chứng liên quan đến cúm.

Vắc-xin Tdap

Phụ nữ mang thai cũng được khuyến khích tiêm vắc-xin Tdap vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng tốt nhất là từ tuần 27 đến 36 để bảo vệ bản thân và con khỏi bệnh ho gà. Ngoài ra, vắc-xin này còn giúp phòng ngừa bệnh bạch hầu và uốn ván. Việc tiêm loại vắc-xin này được khuyến nghị thực hiện vào mỗi mang thai, bất kể là đã bao lâu kể từ mũi vắc-xin Tdap trước đó. Với những trường hợp không tiêm vắc-xin Tdap trong khi mang thai và chưa bao giờ tiêm trước đây thì CDC khuyến nghị nên tiêm ngay sau khi sinh.

Hầu hết các loại vắc-xin đều an toàn cho phụ nữ ngay sau khi sinh, kể cả những người đang cho con bú.

Những loại vắc-xin nào không nên tiêm khi đang mang thai?

Có một số loại vắc-xin không được tiêm trong thai kỳ, chẳng hạn như:

  • Vắc-xin ngừa HPV
  • Vắc-xin phòng bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR)
  • Vắc-xin cúm sống (vắc-xin cúm dạng xịt mũi)
  • Vắc-xin phòng thủy đậu

Một số loại vắc-xin khác như vắc-xin phòng bệnh sốt vàng da, sốt thương hàn và vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản. Những loại vắc-xin này đều không được tiêm trong thời gian đang mang thai, trừ những trường hợp bác sĩ chỉ định vì lợi ích lớn hơn rủi ro.

Nếu sau khi tiêm các loại vắc-xin này mới phát hiện ra đã có thai thì hãy thông báo với bác sĩ. Có thể sẽ phải dời lịch tiêm các mũi còn lại cho đến khi sinh xong.

Vắc-xin có gây hại cho thai nhi trong bụng không?

Một số loại vắc-xin, đặc biệt là vắc-xin sống, không được tiêm cho phụ nữ mang thai vì các vắc-xin này có thể gây hại cho thai nhi.

Có thể tiêm vắc-xin khi đang cho con bú không?

Những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ cũng vẫn có thể tiêm vắc-xin. Việc tiêm vắc-xin định kỳ ngay sau khi sinh đã được chứng minh là an toàn, ngay cả khi đang cho con bú. Tuy nhiên, không được tiêm vắc-xin phòng bệnh sốt vàng da trong thời gian này, trừ khi bắt buộc phải đến những khu vực hay quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh cao và bác sĩ xác nhận rằng lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn rủi ro. Cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang có ý định tiêm vắc-xin phòng bệnh sốt vàng da sau khi sinh.

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Cần tiêm những loại vắc-xin nào trong khi mang thai và sau khi sinh?

Mẹ bầu nên tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà và cúm trong mỗi lần mang thai để bảo vệ bản thân và thai nhi trong những tháng đầu đời.

Mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung không thể tồn tại và phát triển bình thường cho đến ngày sinh. Nếu không can thiệp xử lý kịp thời, túi thai sẽ bị vỡ và gây chảy máu nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của người mẹ.

Lý do trẻ cần được tiêm chủng đúng lịch

Các bậc cha mẹ đều được khuyến nghị nên đưa con đi tiêm vắc-xin đầy đủ theo đúng lịch để phòng ngừa bệnh tật. Vậy tại sao lại phải tiêm đúng lịch?

Co giật do sốt sau khi tiêm chủng ở trẻ em

Co giật do sốt có thể xảy ra khi trẻ mắc bất kỳ bệnh nào gây sốt, bao gồm cả các bệnh thường gặp ở trẻ như cảm lạnh, cúm, viêm tai hay sốt phát ban. Tiêm vắc-xin cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây sốt nhưng ít khi dẫn đên co giật.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây