Vắc-xin ngừa HPV

Tiêm vắc-xin ngừa HPV trong độ tuổi được khuyến nghị là cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh ung thư do nhiễm HPV.

Lịch tiêm vắc-xin

Hiện nay tại Việt Nam đang sử dụng hai loại vắc-xin ngừa HPV là Gardasil và Cervarix. Lịch tiêm của mỗi loại vắc-xin như sau:

Vắc-xin Gardasil:

  • Đối tượng: nữ giới từ 9 đến 26 tuổi
  • Chủng HPV phòng ngừa: 6, 11, 16 và 18
  • Lịch tiêm: gồm có 3 mũi:
    • Mũi 1: tiêm vào thời điểm bất kỳ
    • Mũi 2 cách 2 tháng sau mũi 1
    • Mũi 3 cách 6 tháng sau mũi 1

Vắc-xin Cervarix:

  • Đối tượng: nữ giới từ 10 đến 25 tuổi
  • Chủng HPV phòng ngừa: 16 và 18
  • Lịch tiêm: gồm có 3 mũi:
    • Mũi 1: tiêm vào thời điểm bất kỳ
    • Mũi 2 cách 1 tháng sau mũi 1
    • Mũi 3 cách 6 tháng sau 1.

Lý do cần tiêm vắc-xin ngừa HPV

Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả dể phòng tránh các bệnh do nhiễm HPV gây ra, gồm có mụn cóc và các bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn,…

Tính an toàn

Vắc-xin ngừa HPV rất an toàn mà lại đem đến lợi ích lớn. Mặc dù việc tiêm vắc-xin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ giống như bất kỳ loại thuốc nào nhưng đó thường chỉ là các tác dụng phụ rất nhẹ và chỉ sau một thời gian ngắn là sẽ tự hết.

Các tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin

Một số tác dụng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vắc-xin ngừa HPV: 

  • Sưng đỏ và đau nhức ở cánh tay được tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Chóng mặt, ngất xỉu (hiện tượng ngất có thể xảy ra sau khi tiêm bất kỳ loại vắc-xin hay thuốc nào, kể cả vắc-xin ngừa HPV)
  • Buồn nôn
  • Nhức đầu
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Đau cơ hoặc khớp

Để tránh bị choáng và ngất sau khi tiêm vắc-xin thì nên ngồi hoặc nằm trong khi tiêm và giữ nguyên tư thế trong 15 phút trước khi đứng dậy.

Dị ứng: Một số người bị dị ứng sau khi tiêm vắc-xin. Nếu như biết mình bị dị ứng, ví dụ như dị ứng với cao su, trứng hoặc nấm men thì phải nói với bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi tiêm.

HPV là gì?

HPV là viết tắt của human papillomavirus, có ngĩa là virus u nhú ở người. Đây là một nhóm gồm hơn 150 chủng virus khác nhau có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ. Mỗi chủng sẽ gây ra những vấn đề khác nhau cho cơ thể.

Các bệnh do HPV gây ra

Mặc dù trong hầu hết các trường hợp nhiễm HPV thì virus đều bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch và biến mất khỏi cơ thể sau một vài năm nhưng cũng có nhiều trường hợp mà virus vẫn còn tồn tại và gây ra các bệnh như:

  • Ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo và âm hộ (ở phụ nữ)
  • Ung thư dương vật (ở nam giới)
  • Ung thư hậu môn
  • Ung thư vòm họng
  • Mụn cóc

Theo số liệu thống kê, có đến 80% dân số từng bị nhiễm HPV tại một thời điểm nào đó trong đời.

Mặc dù có thể tầm soát ung thư cổ tử cung nhưng hiện chưa có phương pháp nào có thể tầm soát các loại ung thư khác do HPV gây ra. Vì vậy nên những bệnh này thường chỉ được phát hiện khi đã gây ra các vấn đề cho sức khỏe.

Con đường lây truyền

HPV lây lan qua sự tiếp xúc da. Ngoài ra, virus này còn lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả quan hệ đường âm đạo, hậu môn và đường miệng nhưng chủ yếu là đường âm đạo và hậu môn. HPV phổ biến đến mức gần như tất cả nam giới và phụ nữ đều bị nhiễm virus này vào một thời điểm nào đó trong đời.

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Vắc-xin ngừa virus rota (rotavirus)

Uống vắc-xin ngừa virus rota (rotavirus) là điều cần thiết để phòng tránh các bệnh do virus này gây ra.

Bỏng: Nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa và điều trị

Nếu chỉ bị bỏng nhẹ thì có thể điều trị tại nhà. Các vết bỏng ngoài da thường lành lại trong vòng vài tuần. Nhưng khi bị bỏng nặng thì phải đến ngay cơ sở y tế.

Ngứa: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Ngứa có thể chỉ xảy ra ở một vùng da nhỏ hoặc lan rộng ra toàn bộ cơ thể. Tùy vào nguyên nhân mà vùng da bị ngứa có thể còn xuất hiện các triệu chứng khác.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây