Những loại vắc-xin cần tiêm theo từng giai đoạn (từ lúc mang thai đến 18 tuổi)

Mang thai

Trước khi mang thai:

  • Vắc-xin MMR  phòng bệnh sởi - quai bị - rubella (tiêm trước khi mang thai một tháng hoặc lâu hơn, trừ khi đã từng tiêm trước đây hoặc từng bị bệnh)

Ngoài ra, phụ nữ nên làm xét nghiệm viêm gan B và tiêm vắc-xin phòng bệnh nếu chưa mắc. Điều này giúp bảo vệ cho cả mẹ và con khỏi căn bệnh này.

Trong khi mang thai:

  • Vắc-xin Tdap phòng bệnh bạch hầu - uốn ván - ho gà
  • Vắc-xin phòng cúm (nếu mang thai trong mùa cúm)

Nên tiêm vắc-xin Tdap trong ba tháng cuối của mỗi thai kỳ. Bệnh ho gà có thể gây nguy hiểm cho thai nhi và người mẹ có thể không biết con mình đã mắc bệnh.

Mùa cúm thay đổi theo từng năm nhưng tiêm vào bất cứ thời điểm nào cũng đều giúp phòng bệnh. Bị cúm trong thời gian đang mang thai có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng cho cả người mẹ và thai nhi.

Sau khi mang thai:

  • Có thể tiêm vắc-xin sau khi sinh, ngay cả khi đang cho con bú

Các loại vắc-xin khác có thể cần tiêm:

Có thể cần phải tiêm thêm các loại vắc-xin khác như vắc-xin phòng viêm gan A, viêm màng não mô cầu,… nếu người mẹ đang có một số vấn đề sức khỏe nhất định, làm việc trong môi trường dễ lây nhiễm bệnh như bệnh viện, phòng thí nghiệm hoặc đi sang các quốc gia có nhiều nguy cơ phơi nhiễm bệnh. Ngoài ra

Hỏi ý kiến bác sĩ ít nhất 4 đến 6 tuần trước khi đi nước ngoài để được tư vấn về các biện pháp phòng ngừa lây bệnh hoặc loại vắc-xin cần tiêm.

Ngay sau khi sinh

Mũi tiêm phòng đầu tiên

Ngay sau khi sinh, trẻ cần được tiêm mũi vắc-xin phòng viêm gan B đầu tiên trong vòng 12 tiếng.

Mũi tiêm này giúp làm giảm nguy cơ trẻ bị lây nhiễm bệnh từ bố mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình. Nhiều người bị viêm gan B nhưng vì không biểu hiện triệu chứng rõ rệt nên không biết mình mắc bệnh và lây sang những người xung quanh.

Trong những trường hợp mẹ bị viêm gan B thì còn có thêm một biện pháp nữa để bảo vệ trẻ không bị lây bệnh, đó là sử dụng globin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B (HBIG). HBIG tạo sự miễn dịch thụ động cho cơ thể bé để chống lại virus viêm gan B ngay sau khi bé được sinh ra.

Sau khi tiêm phòng

Sau khi tiêm, cơ thể trẻ thường sẽ có một số phản ứng nhẹ, chẳng hạn như sưng đau tại vị trí tiêm hoặc phát ban. Những hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và sẽ sớm hết. Bố mẹ cần:

  • Tìm hiểu hoặc hỏi nhân viên y tế về các tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp phải sau tiêm vắc-xin.
  • Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở, hoạt động ăn, ngủ, mức độ tỉnh táo của trẻ và các phản ứng xảy ra sau tiêm (sưng tấy, phát ban)
  • Chú ý tránh đụng vào vị trí tiêm khi bế trẻ
  • Cho trẻ bú mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên hơn. Trẻ có thể sẽ ăn ít hơn trong 24 giờ sau khi tiêm phòng. Đây là điều bình thường.

Nếu nhận thấy điều gì bất thường thì đưa ngay đến gặp bác sĩ.

Xử lý các phản ứng sau tiêm vắc-xin:

  • Dùng khăn mát chườm lên vị trí tiêm bị mẩn đỏ và sưng tấy.
  • Cho trẻ mặc đồ thoáng mát và lau người bằng nước ấm nếu trẻ bị sốt nhẹ
  • Đưa trẻ đi khám nếu sốt cao trên 38.5 độ C để bác sĩ kê thuốc hạ sốt phù hợp
  • Không dùng aspirin, không bôi hay đắp bất cứ thứ gì khác lên vị trí tiêm để tránh bị nhiễm trùng

Các mốc phát triển quan trọng

Một thời gian ngắn sau khi sinh, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ:

  • Có thể nhận biết được giọng nói của bố mẹ
  • Quay đầu về phía vú mẹ hoặc bình sữa
  • Giao tiếp thông qua ngôn ngữ cơ thể và quấy khóc
  • Tỉnh táo hơn
  • Giật mình khi có âm thanh lớn

1 đến 2 tháng

Bố mẹ cần bảo vệ trẻ khỏi 14 căn bệnh nguy hiểm trước 2 tuổi bằng cách tiêm vắc-xin.

Những loại vắc-xin cần tiêm

Khi được 1 đến 2 tháng tuổi, trẻ sẽ cần tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh sau:

  • Viêm gan B (HepB) (mũi 2) 
  • Bạch hầu, uốn ván, và ho gà (vắc-xin DTaP) (mũi 1)
  • Nhiễm Haemophilus influenzae type b (Hib) (mũi 1)
  • Bại liệt (vắc-xin IPV) (mũi 1)  
  • Nhiễm phế cầu khuẩn (vắc-xin PCV13) (mũi 1)
  • Rotavirus (vắc-xin RV) (mũi 1)  

Sau khi tiêm

Sau khi tiêm, trẻ thường sẽ có một số phản ứng nhẹ, chẳng hạn như sưng đau tại vị trí tiêm hoặc phát ban. Những hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và sẽ sớm hết. Bố mẹ cần:

  • Tìm hiểu hoặc hỏi nhân viên y tế về các tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp phải sau tiêm vắc-xin.
  • Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở, hoạt động ăn, ngủ, mức độ tỉnh táo của trẻ và các phản ứng xảy ra sau tiêm (sưng tấy, phát ban)
  • Chú ý tránh đụng vào vị trí tiêm khi bế trẻ
  • Cho trẻ bú mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên hơn. Trẻ có thể sẽ ăn ít hơn trong 24 giờ sau khi tiêm phòng. Đây là điều bình thường.

Nếu nhận thấy điều gì bất thường thì đưa ngay đến gặp bác sĩ.

Xử lý các phản ứng sau tiêm vắc-xin:

  • Dùng khăn mát chườm lên vị trí tiêm bị mẩn đỏ và sưng tấy.
  • Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, lau người bằng nước ấm nếu trẻ bị sốt nhẹ
  • Đưa trẻ đi khám nếu sốt cao trên 38.5 độ C để bác sĩ kê thuốc hạ sốt phù hợp
  • Không dùng aspirin, không bôi hay đắp bất cứ thứ gì khác lên vị trí tiêm để tránh bị nhiễm trùng

Các mốc phát triển quan trọng

Khi được 2 tháng tuổi, hầu hết trẻ sẽ có thể:

  • Bắt đầu cười với mọi người
  • Nhận biết được sự vật chi tiết hơn về hình dạng và màu sắc
  • Bắt đầu tạo ra âm thanh ê a
  • Quay đầu về phía có tiếng động
  • Nhìn theo các vật chuyển động
  • Tỏ ra chán (khóc, nhìn sang hướng khác) khi sự việc lặp đi lặp lại
  • Nhận ra người ở xa
  • Phân biệt được người quen và người lạ
  • Ngóc đầu khi nằm sấp
  • Thực hiện được nhiều chuyển động tay hơn

4 tháng

Những loại vắc-xin cần tiêm

Khi được 4 tháng, trẻ cần được tiêm vắc-xin để phòng ngừa các bệnh sau:

  • Bạch hầu, uốn ván và ho gà (vắc-xin DTaP) (mũi 2)
  • Nhiễm Haemophilus influenzae type b (vắc-xin Hib) (mũi 2)
  • Bại liệt (vắc-xin IPV) (mũi 2)
  • Nhiễm phế cầu khuẩn (vắc-xin PCV13) (mũi 2)
  • Rotavirus (vắc-xin RV) (mũi 2)

Các mốc phát triển quan trọng

Khi được 4 tháng tuổi, trẻ sẽ có một số những thay đổi sau:

  • Nhận biết được những chi tiết phức tạp hơn của sự vật
  • Nhìn rõ những đồ vật và người xung quanh hơn nhưng chủ yếu vẫn là người và vật ở gần
  • Theo dõi được những vật chuyển động nhanh
  • Tiếp cận đồ chơi bằng một tay
  • Sử dụng các tiếng khóc khác nhau để biểu đạt những nhu cầu khác nhau
  • Lắng nghe tiếng nói của mọi người xung quanh và bắt đầu bắt chước những âm thanh đó
  • Đáp lại tình cảm của mọi người (vui vẻ khi thấy người quen)
  • Cười thành tiếng
  • Tự giữ được đầu khi được bế
  • Lật người
  • Khả năng phối hợp giữa tay và mắt đã tốt hơn (với tay lấy các món đồ mà mắt nhìn thấy)
  • Đưa đồ vào miệng một cách chuẩn xác
  • Nắm lấy bàn chân khi nằm ngửa

6 tháng

Những loại vắc-xin cần tiêm

Khi được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ cần tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh sau:

  • Bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTaP) (mũi 3)
  • Nhiễm Haemophilus influenzae type b (Hib) (mũi 3)
  • Bại liệt (vắc-xin IPV) (mũi 3)
  • Nhiễm phế cầu khuẩn (vắc-xin PCV13) (mũi 3)
  • Rotavirus (vắc-xin RV) (mũi 3)
  • Vắc-xin ngừa cúm (tiêm hàng năm)

Các mốc phát triển quan trọng

Khi được 6 tháng tuổi, hầu hết trẻ sẽ có thể:

  • Khả năng cầm nắm tốt hơn, có thể giữ chắc đồ trong bàn tay
  • Bắt đầu có thể ngồi mà không cần đỡ
  • Lật người khi nằm một cách thuần thục theo nhiều hướng
  • Thực hiện nhiều cử động linh hoạt hơn để tự di chuyển
  • Lăn qua cả hai hướng
  • Vươn tay để lấy các đồ vật xung quanh
  • Phản ứng với những thay đổi xung quanh (ví dụ như cúi xuống tìm đồ chơi bị rơi)
  • Bắt đầu phát ra những âm đơn và biểu đạt mong muốn qua âm thanh
  • Phản ứng khi có người gọi tên mình
  • Dùng tay đẩy những thứ mà bé không thích, ví dụ như khi mặc quần áo hay rửa mặt

7 đến 11 tháng

Những loại vắc-xin cần tiêm

Khi được 7 - 11 tháng tuổi, trẻ cần được tiêm vắc-xin ngừa cúm hàng năm.

Các mốc phát triển quan trọng

Khi được 9 tháng, bố mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ kiểm tra sự phát triển tổng thể.

Ở mốc 9 tháng, trẻ sẽ có thể:

  • Ngồi vững
  • Bắt đầu bi bô tập nói, nói được những từ đơn giản như ba, bà,…
  • Khả năng vận động tốt hơn, có thể bò một cách thuần thục
  • Có thể bốc thức ăn bằng tay
  • Bám vào những vật xung quanh để đứng lên, một số trẻ còn có thể đi được vài bước ngắn
  • Nhớ được vị trí của các đồ vật
  • Dùng tay chỉ trỏ để biểu đạt mong muốn
  • Tò mò và thích khám phá hoạt động của các sự vật, sự việc xung quanh

12 đến 23 tháng

Những loại vắc-xin cần tiêm

Từ 12 đến 23 tháng tuổi, trẻ sẽ cần tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh sau:

  • Thủy đậu (vắc-xin Varicella) (mũi 1)
  • Bạch hầu, uốn ván và ho gà (vắc-xin DTaP) (mũi 4)
  • Haemophilus influenzae type b (vắc-xin Hib) (liều thứ 4)
  • Sởi, quai bị và rubella (vắc-xin MMR) (mũi 1)
  • Bại liệt (vắc-xin IPV) (mũi 3)
  • Nhiễm phế cầu khuẩn (PCV13) (mũi 4)
  • Viêm gan A (vắc-xin HEPA) (mũi 1)
  • Viêm gan B (vắc-xin HepB) (mũi 3 từ 6 tháng đến 18 tháng)
  • Vắc-xin ngừa cúm hàng năm

Các mốc phát triển quan trọng

Khi được 18 tháng, bố mẹ hãy đưa con đi khám để bác sĩ kiểm tra mức độ tăng trưởng và phát triển.

  • Một số thay đổi ở trẻ vào mốc thời gian này:
  • Tự đi một mình mà không cần ai giúp đỡ
  • Bò hoặc leo cầu thang (có thể phải có người lớn giúp)
  • Uống nước từ cốc và dùng thìa khi ăn
  • Mọc ít nhất 10 răng sữa
  • Nhớ được chức năng và cách sử dụng các vật dụng trong nhà
  • Làm theo yêu cầu của người lớn
  • Chú ý đến chi tiết và có khả năng bắt chước các hành động phức tạp của bố mẹ, ví dụ như bắt chước mẹ nấu ăn
  • Vốn từ tăng nhanh chóng nếu được dạy thường xuyên
  • Thể hiện tình cảm với những người thân quen
  • Nói được một số từ đơn giản

2 đến 3 tuổi

Những loại vắc-xin cần tiêm

Khi được 2 - 3 tuổi, trẻ sẽ cần tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm.

Các mốc phát triển quan trọng

Khi được 30 tháng, bố mẹ hãy đưa con đi khám để bác sĩ kiểm tra mức độ tăng trưởng và phát triển.

Đến 2 - 3 tuổi, hầu hết trẻ sẽ có thể:

  • Tự thực hiện một số hoạt động như tự ăn, rửa tay, đi giày,…
  • Thay quần áo nếu được hướng dẫn
  • Vốn từ tăng nhanh chóng, nói được câu dài hơn, khả năng diễn đạt tốt hơn
  • Lên xuống cầu thang thuần thục hơn
  • Thực hiện hoạt động một cách khéo léo hơn
  • Chạy nhảy, đá bóng, sử dụng các món đồ chơi phức tạp hơn
  • Khả năng quan sát và bắt chước hành động của mọi người tốt hơn
  • Bộc lộ tình cảm với các bạn
  • Làm theo các yêu cầu phức tạp hơn

4 đến 6 tuổi

Những loại vắc-xin cần tiêm

Khi được 4 - 6 tuổi, trẻ cần tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh sau:

  • Bạch hầu, uốn ván và ho gà (vắc-xin DTaP) (mũi 5)
  • Bại liệt (vắc-xin IPV) (mũi 4)
  • Bệnh sởi, quai bị và rubella (vắc-xin MMR) (mũi 2)
  • Thủy đậu (vắc-xin varicella) (mũi 2)
  • Vắc-xin cúm hàng năm

Các mốc phát triển quan trọng

Khi được 4 - 6 tuổi, hầu hết trẻ sẽ có thể:

  • Nói chuyện một cách rõ ràng
  • Kể chuyện
  • Cầm bút viết
  • Sao chép chữ cái, hình khối
  • Thực hiện thuần thục các hoạt động hàng ngày
  • Hiểu được về thời gian, giờ giấc
  • Biết cách sử dụng các vật dụng phức tạp trong nhà
  • Bắt đầu có bạn than
  • Hiểu được các khái niệm phức tạp như tiền nong, tình cảm, giới tính,…

7 đến 10 tuổi

Những vắc-xin cần tiêm

Những vắc-xin mà trẻ từ 7 – 10 tuổi cần tiêm:

  • Vắc-xin cúm: Tất cả trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên tiêm phòng cúm hàng năm.
  • HPV: Có thể bắt đầu tiêm vắc-xin ngừa HPV từ 9 tuổi để bảo vệ cả nam và nữ khỏi các bệnh do HPV gây ra, ví dụ như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, mụn cóc,…

Các loại vắc-xin có thể bị thiếu

Nếu trẻ chưa tiêm đủ một loại vắc-xin nào đó thì lúc này là thời điểm thích hợp để bổ sung. Một số loại vắc-xin có thể bị thiếu gồm có:

  • Uốn ván, bạch hầu và ho gà (Tdap)
  • Viêm gan A (HepA)
  • Viêm gan B (HepB)
  • Bại liệt (IPV)
  • Sởi, quai bị, rubella (MMR) 
  • Bệnh thủy đậu (Varicella)

Từ 11 đến 12 tuổi

Những loại vắc-xin cần tiêm

Trẻ ở độ tuổi 11 – 12 nên tiêm vắc-xin ngừa các bệnh sau:

  • Bệnh viêm màng não mô cầu (MenACWY) (một mũi)
  • Nhiễm HPV (hai mũi)
  • Uốn ván, bạch hầu và ho gà (Tdap) (một mũi)
  • Vác-xin cúm hàng năm

Tại sao cần tiêm vắc-xin trong thời gian này?

Khi hiệu quả bảo vệ của các loại vắc-xin được tiêm khi còn nhỏ đã giảm hoặc không còn nữa thì trẻ cần tiêm nhắc lại để duy trì khả năng miễn dịch.

Khi ở độ tuổi này, trẻ sẽ có nguy cơ mắc phải một số bệnh nhiễm trùng khác và cần tiêm vắc-xin để phòng ngừa

Ngoài tiêm phòng cúm hàng năm, trẻ sẽ cần tiêm thêm 3 loại vắc-xin kể trên để tạo sự bảo vệ trước khi bước vào tuổi trưởng thành.

Khi nào nên tiêm phòng?

Có thể tiêm các loại vắc-xin kể trên khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc tiêm vào một ngày khác.

Sau khi tiêm

Một số hiện tượng có thể xảy ra sau khi tiêm:

  • Sưng tấy, đỏ và đau: Sử dụng khăn nhúng nước mát để giảm mẩn đỏ, đau nhức và sưng tấy tại vị trí tiêm.
  • Ngất sau khi tiêm vắc-xin: Một số người bị choáng và ngất sau khi tiêm vắc-xin và tiêm các loại thuốc khác. Ngồi hoặc nằm xuống khi tiêm và sau đó chờ khoảng 15 phút mới đứng dậy để tránh bị choáng.
  • Rất hiếm khi xảy ra phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin.
  • Dị ứng: Cần phải thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế nếu trẻ bị dị ứng, bao gồm dị ứng với nấm men, cao su hoặc trứng gà trước khi tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào. 

Từ 13 đến 18 tuổi

Những loại vắc-xin cần tiêm

Trẻ ở độ tuổi 13 – 18 nên tiêm vắc-xin ngừa các bệnh sau:

  • Vắc-xin cúm hàng năm
  • Bệnh viêm màng não mô cầu
  •  Vắc-xin MenACWY: tiêm năm 16 tuổi (mũi 2) 
  • Vắc-xin MenB: tốt nhất nên tiêm trong khoảng từ 16 đến 18 tuổi (2 mũi)

Sau khi tiêm

Một số hiện tượng có thể xảy ra sau khi tiêm:

  • Sưng tấy, đỏ và đau: Sử dụng khăn nhúng nước mát để giảm mẩn đỏ, đau nhức và sưng tấy tại vị trí tiêm.
  • Ngất sau khi tiêm vắc-xin: Một số người bị choáng và ngất sau khi tiêm vắc-xin và tiêm các loại thuốc khác. Ngồi hoặc nằm xuống khi tiêm và sau đó chờ khoảng 15 phút mới đứng dậy để tránh bị choáng.
  • Rất hiếm khi xảy ra phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin.
  • Dị ứng: Nếu bị dị ứng, ví dụ như dị ứng với trứng, nấm men thì cần thông báo cho báo sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi tiêm vắc-xin.

Tiêm bổ sung những vắc-xin còn thiếu

Nếu chưa tiêm một loại vắc-xin nào đó thì nên tiêm bổ sung, ví dụ như:

  • Vắc-xin ngừa HPV
  • Vắc-xin phòng uốn ván, bạch hầu và ho gà (Tdap)
  • Vắc-xin phòng viêm não mô cầu (MenACWY)
  • Vắc-xin phòng viêm gan A (HepA)
  • Vắc-xin phòng viêm gan B (HepB)
  • Vắc-xin phòng bệnh bại liệt (IPV)
  • Vắc-xin phòng sởi, quai bị và rubella (MMR)
  • Vắc-xin phòng bệnh thủy đậu (Varicella)

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Các loại vắc-xin nên tiêm theo từng độ tuổi

Tiêm vắc-xin là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa một số bệnh tật. Các bệnh này có thể gây hại nghiêm trọng và thậm chí là dẫn đến tử vong.

Cần tiêm những loại vắc-xin nào trong khi mang thai và sau khi sinh?

Mẹ bầu nên tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà và cúm trong mỗi lần mang thai để bảo vệ bản thân và thai nhi trong những tháng đầu đời.

Các câu hỏi thường gặp về tiêm chủng khi mang thai

Ở những phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai, các loại vắc-xin cụ thể cần tiêm sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, lối sống, tình trạng sức khỏe và những lần tiêm phòng trước đó.

Sảy thai: Những điều cần biết

Sảy thai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng đa phần là do thai nhi không phát triển bình thường chứ không phải do lỗi của người mẹ.

Mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung không thể tồn tại và phát triển bình thường cho đến ngày sinh. Nếu không can thiệp xử lý kịp thời, túi thai sẽ bị vỡ và gây chảy máu nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của người mẹ.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây