Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu

Tiêm đủ 5 mũi vắc-xin DTaP và một mũi nhắc lại với vắc-xin Tdap là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh bạch hầu.

Lịch tiêm vắc-xin

Các bác sĩ khuyến nghị trẻ cần được tiêm vắc-xin DTaP và Tdap ở các độ tuổi sau:

  • Mũi 1: 2 tháng
  • Mũi 2: 4 tháng
  • Mũi 3: 6 tháng
  • Mũi 4: 15 - 18 tháng
  • Mũi 5: 4 - 6 tuổi
  • Mũi 6: 11 - 12 tuổi (vắc-xin Tdap)

Tại sao cần phải tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu?

Trẻ cần được tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu để bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh này cũng như là bệnh uốn ván và ho gà. Bệnh bạch hầu gây hình thành một lớp phủ dày ở phía sau mũi hoặc cổ họng và dẫn đến khó thở hoặc khó nuốt. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ phải nghỉ học dài ngày và bố mẹ cũng phải nghỉ làm để ở nhà chăm sóc. Hơn nữa, bệnh còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng,

Loại vắc-xin nào phòng ngừa bệnh bạch hầu?

Có hai loại vắc-xin bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bạch hầu là vắc-xin DTaP và Tdap. Cả hai còn giúp phòng ngừa bệnh uốn ván và ho gà. Tuy nhiên, hiệu quả của vắc-xin không kéo dài vĩnh viễn nên mọi người cần tiêm nhắc lại để duy trì sự bảo vệ.

Tính an toàn

Vắc-xin DTaP và Tdap đều rất an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh bạch hầu. Giống như bất kỳ loại thuốc nào, vắc-xin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng đa phần chỉ rất nhẹ và tự hết sau vài ngày.

Các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin

Một số phản ứng nhẹ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc-xin DTaP hay Tdap gồm có: 

  • Đỏ, sưng tấy và đau ở vị trí tiêm
  • Sốt
  • Nôn mửa
  • Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn:
  • Sốt cao
  • Khóc quấy kéo dài
  • Co giật

Một số trẻ em và người lớn còn bị choáng và ngất sau khi tiêm vắc-xin hay bất cứ loại thuốc nào khác. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này đều rất hiếm khi xảy ra.

Bệnh bạch hầu là gì?

Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm do một chủng vi khuẩn tiết độc tố có tên là Corynebacterium diphtheriae gây ra.

Các triệu chứng của bệnh bạch hầu

Ban đầu, bệnh bạch hầu có triệu chứng là đau họng, sốt nhẹ (38 độ trở xuống) và ớn lạnh. Tiếp theo, bệnh sẽ gây hình thành một lớp phủ dày ở phía sau mũi hoặc cổ họng. Lớp phủ này có thể có màu trắng hoặc hơi xám và khiến người bệnh khó thở, khó nuốt.

Biến chứng

Bệnh bạch hầu có thể rất nghiêm trọng. Theo thống kê, cứ 5 trẻ em dưới 5 tuổi bị bạch hầu thì có 1 trẻ tử vong. Tỷ lệ này ở người trưởng thành là 1/10 nhưng còn tùy từng khu vực trên thế giới.

Lớp phủ ở phía sau mũi hoặc cổ họng khi bị bệnh bạch hầu có thể dày đến mức chặn khí quản và khiến người bệnh không thể thở được.

Độc tố bạch hầu có thể ảnh hưởng đến tim, gây rối loạn nhịp tim và thậm chí là suy tim. Ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh và dẫn đến liệt (không thể cử động các bộ phận của cơ thể).

Bệnh bạch hầu lây lan như thế nào?

Bệnh bạch hầu lây lan qua giọt bắn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Một con đường lây lan nữa là qua sự tiếp xúc với các đồ vật có dính chất dịch chứa vi khuẩn gây bệnh. Người bị bệnh bạch hầu và không điều trị có thể lây truyền sang người khác trong vòng khoảng 2 tuần kể từ khi nhiễm vi khuẩn.

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Vắc-xin phòng bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh do virus varicella zoster gây ra, với triệu chứng đặc trưng là phát ban kèm theo ngứa, nổi mụn nước và sốt.

Vắc-xin phòng bệnh sởi

Tiêm đủ hai liều vắc-xin MMR cho trẻ em là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella.

Vắc-xin phòng bệnh viêm não mô cầu

Tiêm vắc-xin MenACWY vào các độ tuổi được khuyến nghị là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu.

Vắc-xin phòng bệnh quai bị

Tiêm đủ hai mũi vắc-xin MMR là cách tốt nhất để phòng ngừa quai bị cũng như là bệnh sởi và rubella.

Vắc-xin phòng bệnh bại liệt

Tiêm vắc-xin cho trẻ là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh bại liệt.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây