Vắc-xin phòng bệnh bại liệt
Lịch tiêm
Vắc-xin phòng bệnh bại liệt gồm có 4 mũi, được tiêm vào các thời điểm sau:
- Mũi 1: 2 tháng tuổi
- Mũi 2: 4 tháng tuổi
- Mũi 3: 6 - 18 tháng tuổi
- Mũi 4: 4 - 6 tuổi
Tại sao cần tiêm phòng bại liệt?
Tiêm vắc-xin là điều cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị bại liệt – một căn bệnh có thể để lại di chứng suốt đời.
Tính an toàn
Tiêm vắc-xin là biện pháp rất an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa bệnh bại liệt. Giống như bất kỳ loại thuốc nào, vắc-xin cũng có thể có tác dụng phụ nhưng thường chỉ nhẹ và sẽ tự hết.
Các tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin
Một số vấn đề có thể xảy ra sau khi tiêm chủng:
- Sưng tấy, đỏ và đau ở vị trí tiêm
- Sốt
- Đau khớp
- Đau mỏi cơ thể
- Trẻ mệt mỏi, quấy khóc
- Nôn ói
Bệnh bại liệt là gì?
Bại liệt là bệnh do virus bại liệt (poliovirus) gây ra, có thể để lại di chứng liệt, tàn tật suốt đời hoặc đe dọa đến tính mạng. Virus bại liệt có thể lây nhiễm vào tủy sống, gây tê liệt hệ thần kinh và khiến cho các bộ của cơ thể không thể cử động. Điều này xảy ra khi virus nhân lên và tấn công hệ thần kinh. Tình trạng tê liệt có thể kéo dài suốt đời và có thể gây tử vong.
Bệnh này thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Dấu hiệu, triệu chứng
Các dấu hiệu, triệu chứng bại liệt tùy theo từng thể bệnh. Những người bị bệnh bại liệt thể nhẹ thường gặp các triệu chứng như như sốt, đau họng, nhức đầu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, uể oải, tiêu chảy hoặc táo bón. Các triệu chứng này thường kéo dài từ 2 đến 5 ngày. Bại liệt thể không liệt hay còn gọi là thể viêm màng não vô khuẩn có các triệu chứng là sốt, nhức đầu, đau cơ, cứng cổ. Thể liệt – thể nghiêm trọng nhất của bệnh – thường có triệu chứng ban đầu là sốt, đau đầu và một số triệu chứng giống như bại liệt thể không liệt. Trong vòng vài tuần, người bệnh sẽ bị mất dần khả năng vận động, đau nhức và suy yếu cơ nghiêm trọng.
Mặc dù chỉ có rất ít trường hợp bị bại liệt thể liệt nhưng bệnh có thể để lại di chứng tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.
Biến chứng
Bệnh bại liệt có thể để lại hậu quả nghiêm trọng suốt đời. Ngay cả những trường hợp đã khỏi bệnh hoàn toàn cũng có thể bị đau cơ, yếu cơ hoặc tê liệt khi trưởng thành, thường là từ 15 đến 40 năm sau. Cứ 100 trẻ em bị liệt do bệnh bại liệt thì có 2 – 10 trẻ tử vong do virus gây suy cơ hô hấp.
Con đường lây nhiễm
Virus bại liệt rất dễ lây lan. Virus này lây qua sự tiếp xúc với:
- Chất thải (phân) của người bệnh
- Giọt bắn khi người bệnh hắt hơi hoặc ho
Một người có thể bị nhiễm virus bại liệt khi hít phải giọt bắn của người bệnh, đưa tay hoặc các đồ vật có dính virus lên miệng, mũi.
Người bệnh có thể lây virus cho người khác ngay trước cho đến 2 tuần sau khi các triệu chứng xuất hiện. Virus bại liệt có thể sống trong phân của người bệnh trong vòng nhiều tuần. Khi những người này không rửa tay sau khi đi vệ sinh và chạm tay vào thực phẩm hoặc nguồn nước thì sẽ khiến cho người khác có nguy cơ mắc bệnh. Ngay cả những người không có triệu chứng cũng vẫn có thể lây truyền virus.
Vắc-xin phòng bệnh thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh do virus varicella zoster gây ra, với triệu chứng đặc trưng là phát ban kèm theo ngứa, nổi mụn nước và sốt.
Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu
Tiêm đủ 5 mũi vắc-xin DTaP và một mũi nhắc lại với vắc-xin Tdap là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh bạch hầu.
Vắc-xin phòng bệnh sởi
Tiêm đủ hai liều vắc-xin MMR cho trẻ em là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella.
Vắc-xin phòng bệnh viêm não mô cầu
Tiêm vắc-xin MenACWY vào các độ tuổi được khuyến nghị là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu.
Vắc-xin phòng bệnh quai bị
Tiêm đủ hai mũi vắc-xin MMR là cách tốt nhất để phòng ngừa quai bị cũng như là bệnh sởi và rubella.
Ý kiến bạn đọc