Vắc-xin phòng bệnh sởi

Tiêm đủ hai liều vắc-xin MMR cho trẻ em là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella.

Lịch tiêm

Vắc-xin MMR gồm có hai liều, được tiêm vào các thời điểm sau:

  • Mũi đầu tiên: 12 - 15 tháng tuổi
  • Mũi 2: 4 - 6 tuổi

Trước khi đến một quốc gia khác, trẻ sơ sinh từ 6 đến 11 tháng tuổi nên được tiêm 1 mũi vắc-xin.

Tại sao cần tiêm vắc-xin MMR?

Bố mẹ cần cho con đi tiêm vắc-xin MMR để bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi cũng như là bệnh quai bị và rubella. Những bệnh này sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu cho trẻ và đôi khi còn dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Cho dù chỉ bị nhẹ thì trẻ cũng sẽ phải nghỉ học và kéo theo bố mẹ phải nghỉ làm để chăm sóc.

Tính an toàn

Tiêm vắc-xin MMR là cách rất an toàn và hiệu quả để phòng bệnh sởi. Giống như bất kỳ loại thuốc nào, vắc-xin cũng có thể có tác dụng phụ nhưng đa phần chỉ là những tác dụng phụ nhẹ và sẽ tự hết sau một thời gian ngắn.

Có thông tin cho rằng tiêm vắc-xin MMR có thể gây ra hoặc làm tăng nguy cơ trẻ mắc chứng tự kỷ. Thậm chí còn có các phong trào phản đối tiêm vắc-xin vì lý do này. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng và không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa chứng tự kỷ và tiêm vắc-xin MMR.

Tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin

Hầu hết trẻ em đều không phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm vắc-xin nhưng một số phản ứng phụ nhẹ có thể xảy ra gồm có: 

  • Đau nhức, đỏ và sưng tấy ở vị trí tiêm
  • Sốt
  • Phát ban nhẹ
  • Đau và cứng khớp tạm thời

Các phản ứng nghiêm trọng hơn gồm có sốt cao và co giật nhưng rất hiếm khi xảy ra.

Bệnh sởi là gì?

Sởi là một bệnh hô hấp nghiêm trọng do một chủng virus trong họ paramyxovirus  gây ra, xảy ra ở đường hô hấp, gây phát ban và sốt. Bệnh sởi rất dễ lây lan. Trong một số trường hợp, bệnh này có thể gây tử vong.

Các triệu chứng của bệnh sởi

Triệu chứng ban đầu của bệnh sởi thường là sốt, có thể sốt rất cao. Một số triệu chứng khác còn có:

  • Ho khan, chảy nước mũi và mắt đỏ
  • Ăn không ngon miệng
  • Chảy máu cam
  • Đau rát họng
  • Phát ban, nổi nhiều nốt đỏ nhỏ trên người, bắt đầu ở đầu và lan ra các phần còn lại của cơ thể
  • Xuất hiện các đốm Koplik (đốm trắng với viền xung quanh màu đỏ) bên trong miệng
  • Tiêu chảy
  • Viêm tai

Biến chứng

Bệnh sởi có thể nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ở một số trẻ em, bệnh sởi có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản phổi
  • Tổn thương não suốt đời
  • Điếc
  • Tử vong

Bệnh sởi lây qua con đường nào?

Sởi là một bệnh rất dễ lây. Virus sởi lây qua các giọt bắn nhỏ li ti khi người bệnh hắt hơi, nói chuyện hoặc ho. Khi một người hít phải những giọt bắn này hoặc đụng tay lên những bề mặt có dính virus rồi đưa lên mũi, miệng thì sẽ bị lây bệnh. Chỉ cần ở chung phòng với người bị bệnh sởi là cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Virus sởi có thể tồn tại trong không khí trong thời gian lên đến 2 tiếng. Bệnh sởi có thể lây từ trước khi có triệu chứng. Gần như tất cả những người chưa tiêm phòng khi tiếp xúc với virus sởi đều sẽ bị nhiễm bệnh.

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Vắc-xin phòng bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh do virus varicella zoster gây ra, với triệu chứng đặc trưng là phát ban kèm theo ngứa, nổi mụn nước và sốt.

Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu

Tiêm đủ 5 mũi vắc-xin DTaP và một mũi nhắc lại với vắc-xin Tdap là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh bạch hầu.

Vắc-xin phòng bệnh viêm não mô cầu

Tiêm vắc-xin MenACWY vào các độ tuổi được khuyến nghị là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu.

Vắc-xin phòng bệnh quai bị

Tiêm đủ hai mũi vắc-xin MMR là cách tốt nhất để phòng ngừa quai bị cũng như là bệnh sởi và rubella.

Vắc-xin phòng bệnh bại liệt

Tiêm vắc-xin cho trẻ là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh bại liệt.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây