Vắc-xin phòng bệnh ho gà
Lịch tiêm vắc-xin
Vắc-xin DTaP và Tdap được tiêm ở các thời điểm sau:
- Mũi 1: 2 tháng tuổi
- Mũi 2: 4 tháng tuổi
- Mũi 3: 6 tháng tuổi
- Mũi 4: 15 - 18 tháng tuổi
- Mũi 5: 4 - 6 tuổi
- Mũi 6: 11 - 12 tuổi (vắc-xin Tdap)
Tại sao cần tiêm vắc-xin?
Tiêm vắc-xin DTaP và Tdap là điều cần thiết để phòng bệnh ho gà. Hai vắc-xin này còn giúp bảo vệ khỏi bệnh bạch hầu và uốn ván. Bệnh ho gà gây ra những đợt ho dữ dội cùng với các triệu chứng khó chịu khác, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày và cả các biến chứng về sức khỏe.
Có những loại vắc-xin nào để phòng bệnh ho gà?
Có 2 loại vắc-xin giúp phòng bệnh ho gà là DTaP và Tdap. Cả hai còn ngăn ngừa bệnh bạch hầu và uốn ván. Điểm khác biệt là liều lượng vắc-xin bạch hầu và ho gà của Tdap thấp hơn so với DTaP. DTaP được tiêm cho trẻ dưới 7 tuổi và Tdap được sử dụng cho trẻ từ 7 tuổi trở lên.
Những vắc-xin sẽ không bảo vệ cơ thể vĩnh viễn mà hiệu quả giảm dần theo thời gian nên sẽ cần tiêm nhắc lại để duy trì khả năng miễn dịch chống lại mầm bệnh.
Tính an toàn
Tiêm vắc-xin DTaP và Tdap là biện pháp rất an toàn và hiệu quả để phòng ngừa bệnh ho gà. Vắc-xin cũng có thể gây ra các tác dụng phụ giống như bất kỳ loại thuốc nào nhưng đa phần chỉ là các tác dụng phụ không đáng kể và sẽ tự hết.
Các tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin
Sau khi tiêm vắc-xin DTaP và Tdap, trẻ có thể sẽ gặp các tác dụng phụ nhẹ như:
- Sưng đỏ và đau ở vị trí tiêm
- Sốt nhẹ
- Mệt mỏi, khó chịu, khiến cho trẻ quấy khóc, ăn uống kém
- Nôn trớ
Mặc dù hiếm gặp nhưng đôi khi còn có thể xảy ra các vấn đề nghiêm trọng hơn, ví dụ như:
- Co giật
- Khóc liên tục trong 3 tiếng trở lên
- Sốt cao (trên 40 độ C)
Một hiện tượng mà một số trẻ nhỏ và cả người lớn có thể gặp phải sau khi tiêm là choáng và ngất nhưng điều này có thể xảy ra sau khi tiêm bất cứ loại thuốc hay vắc-xin nào chứ không riêng vắc-xin DTaP vàTdap.
Để tránh xảy ra điều này thì nên ngồi hoặc nằm trong khi tiêm và chờ 15 phút sau khi tiêm xong mới đứng dậy.
Bệnh ho gà là gì?
Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất nghiêm trọng và nguyên nhân là do vi khuẩn Bordetella pertussis. Bệnh này gây ra những cơn ho dữ dội nhưng cũng có thể không biểu hiện triệu chứng. Bệnh ho gà đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và có thể gây tử vong.
Các triệu chứng của bệnh ho gà
Ban đầu, bệnh ho gà thường có các dấu hiệu sau:
- Sổ mũi
- Sốt nhẹ
- Ho húng hắng
- Hắt hơi
Sau đó, bệnh sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
- Các cơn ho dữ dội thường xuyên, xảy ra nhiều hơn vào ban đêm.
- Các cơn ho khiến người bệnh thở hổn hển và tạo ra tiếng rít. Trẻ sơ sinh thường không có tiếng rít này nhưng có thể bị nôn trớ và ngừng thở.
- Khó thở, ăn uống kém và mất ngủ.
- Da tái xanh do thiếu oxy.
- Nôn sau các cơn ho.
Mỗi đợt ho có thể kéo dài đến 10 tuần hoặc lâu hơn và đôi khi tái phát khi trẻ bị bệnh đường hô hấp.
Biến chứng
Bệnh ho gà nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những trẻ dưới 1 tuổi bị ho gà có thể phải điều trị tại bệnh viện và gặp phải những vấn đề như:
- Viêm phổi
- Co giật
- Tổn thương não
Phụ nữ có thể tiêm vắc-xin Tdap trong thời gian mang thai để truyền kháng thể chống lại bệnh ho gà cho thai nhi trong bụng. Điều này sẽ giúp bảo vệ trẻ cho đến khi lúc có thể bắt đầu tiêm chủng. Ho gà có thể gây tử vong. Khoảng 7/10 trường hợp tử vong do ho gà là trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi. Lúc này trẻ vẫn còn quá nhỏ và chưa thể tiêm vắc-xin.
Bệnh ho gà lây qua con đường nào?
Bệnh ho gà dễ lây qua không khí khi người bệnh thở, ho, nói chuyện hoặc hắt hơi. Hầu như tất cả những người không có miễn dịch với bệnh này đều sẽ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vi khuẩn ho gà. Một người bị ho gà có thể lây bệnh sang người khác ngay từ khi mới phát bệnh (có các triệu chứng giống như cảm lạnh) và tiếp tục lây trong thời gian ít nhất 2 tuần sau khi bắt đầu bị ho.
Vì các triệu chứng có thể chỉ rất nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng điển hình nên nhiều người bị ho gà mà không hay biết và vô tình lây sang người khác.
Vắc-xin phòng bệnh thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh do virus varicella zoster gây ra, với triệu chứng đặc trưng là phát ban kèm theo ngứa, nổi mụn nước và sốt.
Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu
Tiêm đủ 5 mũi vắc-xin DTaP và một mũi nhắc lại với vắc-xin Tdap là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh bạch hầu.
Vắc-xin phòng bệnh sởi
Tiêm đủ hai liều vắc-xin MMR cho trẻ em là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella.
Vắc-xin phòng bệnh viêm não mô cầu
Tiêm vắc-xin MenACWY vào các độ tuổi được khuyến nghị là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu.
Vắc-xin phòng bệnh quai bị
Tiêm đủ hai mũi vắc-xin MMR là cách tốt nhất để phòng ngừa quai bị cũng như là bệnh sởi và rubella.
Ý kiến bạn đọc