Vắc-xin phòng viêm gan A
Tại sao cần tiêm phòng viêm gan A?
Lý do cần tiêm vắc-xin phòng viêm gan A:
- Để phòng ngừa bệnh viêm gan A - một căn bệnh nguy hiểm.
- Để bảo vệ người khác không bị lây bệnh vì trẻ em dưới 6 tuổi mắc bệnh viêm gan A thường không có triệu chứng và có thể vô tình lây truyền bệnh cho người khác.
Lịch tiêm
Bố mẹ cần cho trẻ đi tiêm đủ hai mũi vắc-xin viêm gan A để trẻ được bảo vệ tốt nhất. Hai mũi tiêm được thực hiện vào các thời điểm:
- Mũi 1: 12 đến 23 tháng tuổi
- Mũi 2: 6 tháng sau mũi 1
Tính an toàn
Tiêm vắc-xin là biện pháp rất an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh viêm gan A. Giống như bất kỳ loại thuốc nào, vắc-xin cũng có thể có tác dụng phụ nhưng đa phần chỉ là những tác dụng phụ nhẹ và sẽ tự hết sau một thời gian ngắn.
Tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin
Các tác dụng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vắc-xin viêm gan A thường chỉ nhẹ và kéo dài 1 đến 2 ngày, gồm có:
- Đau cánh tay
- Nhức đầu
- Mệt mỏi
- Sốt
- Chán ăn
Viêm gan A là gì?
Viêm gan A là một bệnh gan nghiêm trọng do virus viêm gan A (hepatitis A virus - HAV) gây ra. Trẻ em nhiễm virus này thường không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây truyền bệnh cho người khác, bao gồm cả bố mẹ và những người xung quanh. Bệnh viêm gan A ở người lớn sẽ nặng hơn ở trẻ em.
Triệu chứng
Trẻ em dưới 6 tuổi thường không có triệu chứng khi bị viêm gan A. Trẻ lớn hơn và người trưởng thành khi mắc bệnh này sẽ cảm thấy mệt mỏi, cơ thể yếu ớt. Các triệu chứng thường xuất hiện từ 2 đến 6 tuần sau khi nhiễm virus.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm gan A gồm có:
- Sốt
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Mệt mỏi
- Đau bụng, nhất là vùng phía trên bên phải (vị trí của gan)
- Buồn nôn, nôn mửa
- Nước tiểu sẫm màu
- Phân nhạt màu
- Ngứa ngáy dữ dội
- Vàng da và tròng trắng mắt
Điều trị
Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan A. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thường chỉ kéo dài tối đa 6 tháng và sau đó sẽ tự khỏi mà không để lại hậu quả về lâu dài nào.
Viêm gan A lây truyền như thế nào?
Virus viêm gan A có trong phân của người bệnh. Một người có thể bị lây bệnh khi đưa vật có dính virus lên miệng hoặc đụng chạm vào vật đó rồi đưa tay vào miệng. Virus viêm gan A có thể bám ở thực phẩm, bồn cầu, đồ chơi của trẻ, tã, bỉm,… Ngay cả khi món đồ đó trông sạch sẽ thì nó vẫn có thể dính virus và là vật trung gian lây bệnh sang người khác. Chỉ một lượng phân rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường có dính trên thực phẩm cũng có thể gây bệnh viêm gan A. Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là tiêm vắc-xin.
Vắc-xin phòng viêm gan B
Tiêm đủ ba liều vắc-xin viêm gan B cho trẻ là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh.
Vắc-xin phòng bệnh viêm não mô cầu
Tiêm vắc-xin MenACWY vào các độ tuổi được khuyến nghị là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu.
Viêm âm đạo
Viêm âm đạo có thể là do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Vì thế nên việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể.
Nhiễm khuẩn âm đạo (viêm âm đạo do vi khuẩn)
Nhiễm khuẩn âm đạo xảy ra do sự phát triển quá mức của một số loại vi khuẩn vốn tồn tại trong âm đạo.
Nhiễm nấm âm đạo (viêm âm đạo do nấm)
Nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo là do một chủng nấm men có tên là Candida albicans. Do đó mà tình trạng này còn được gọi là nhiễm trùng nấm men hay nhiễm nấm Candida.
Ý kiến bạn đọc