Vắc-xin phòng viêm gan B
Lịch tiêm
Vắc-xin phòng viêm gan B gồm có 3 mũi, được tiêm vào các thời điểm sau:
- Mũi 1: Ngay sau khi sinh
- Mũi 2: 1 - 2 tháng
- Mũi 3: 6 - 18 tháng
Người mẹ bị viêm gan B có thể vô tình truyền bệnh sang con. Do đó, để vắc-xin có hiệu quả cao nhất thì nên tiêm cho trẻ trong vòng 12 giờ đầu tiên sau sinh.
Tại sao cần tiêm phòng viêm gan B?
Các lý do cần tiêm vắc-xin phòng viêm gan B:
- Ngăn ngừa bệnh viêm gan B - một căn bệnh nguy hiểm.
- Bảo vệ người khác không bị lây bệnh vì trẻ em bị viêm gan B thường không có triệu chứng và có thể vô tình truyền bệnh cho những người khác.
- Ngăn ngừa bệnh gan và ung thư gan do viêm gan B.
Tính an toàn
Tiêm vắc-xin là cách rất an toàn và có hiệu quả để phòng ngừa viêm gan B. Cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào, vắc-xin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ sau tiêm nhưng đa phần chỉ là những phản ứng nhẹ và sẽ tự hết.
Các tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin
Một số tác dụng phụ phổ biến sau khi tiêm vắc-xin phòng viêm gan B:
- Sốt nhẹ (dưới 38 độ)
- Đau bên cánh tay được tiêm
Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (hepatitis B virus – HBV) gây ra. Sau khi bị nhiễm virus, người bệnh sẽ ở trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính. Viêm gan B cấp tính thường kéo dài khoảng 6 tháng. Ở giai đoạn này, bệnh có thể chỉ rất nhẹ với ít hoặc không có triệu chứng hoặc cũng có thể nghiêm trọng đến mức cần phải nhập viện. Ở một số người, hệ miễn dịch có thể chống lại virus và sau một thời gian thì bệnh tự khỏi. Tuy nhiên, ở nhiều người khác thì virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể và bệnh trở thành mãn tính hay suốt đời. Theo thời gian, tình trạng viêm gan mãn tính sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí có thể tiến triển thành ung thư gan.
Các triệu chứng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không có triệu chứng khi bị viêm gan B. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh ở người lớn gồm có:
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Sốt
- Mệt mỏi
- Đau cơ, đau khớp
- Đau bụng ở vùng trên bên phải, dưới khung xương sườn
- Buồn nôn và nôn mửa
- Tiêu chảy
- Nước tiểu sẫm màu
- Vàng da và tròng trắng mắt
Những triệu chứng này thường xuất hiện sau 3 đến 4 tháng kể từ khi bị nhiễm virus.
Biến chứng
Bệnh viêm gan B có thể rất nghiêm trọng. Hầu hết những người bị bệnh này đều cảm thấy cơ thể mệt mỏi trong vài tuần đến vài tháng. Mặc dù ở một số người thì bệnh tự khỏi sau giai đoạn cấp tính nhưng trong nhiều trường hợp, người bệnh bị viêm gan B trong suốt phần đời còn lại.
Mặc dù những người mắc bệnh viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng nhưng virus sẽ dần dần gây tổn thương gan theo thời gian và có thể dẫn đến ung thư gan. Hiện nay chưa có cách chữa khỏi bệnh viêm gan B nhưng việc điều trị bằng thuốc có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Viêm gan B lây truyền như thế nào?
Virus viêm gan B lây truyền qua sự tiếp xúc với máu của người bệnh (ngay cả khi người đó không có triệu chứng). Điều này có thể xảy ra khi:
- Sinh nở và thời gian đầu sau sinh
- Đụng chạm vào vết thương hở của người bệnh
- Dùng chung bàn chải đánh răng hoặc các vật dụng cá nhân có dính máu chứa virus
- Nhá thức ăn cho em bé và trong miệng có vết loét, xước
- Dùng chung bơm kim tiêm và truyền máu
Ngoài ra, viêm gan B còn có thể lây truyền qua đường tình dục.
Bất kỳ ai bị viêm gan B đều có thể lây ruyền virus sang người khác, bất kể có triệu chứng hay không. Virus có thể sống trên các bề mặt trong thời gian 7 ngày và thậm chí lâu hơn.
Vắc-xin phòng viêm gan A
Tiêm đủ 2 liều vắc-xin là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm gan A.
Vắc-xin phòng bệnh viêm não mô cầu
Tiêm vắc-xin MenACWY vào các độ tuổi được khuyến nghị là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu.
Viêm âm đạo
Viêm âm đạo có thể là do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Vì thế nên việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể.
Nhiễm khuẩn âm đạo (viêm âm đạo do vi khuẩn)
Nhiễm khuẩn âm đạo xảy ra do sự phát triển quá mức của một số loại vi khuẩn vốn tồn tại trong âm đạo.
Nhiễm nấm âm đạo (viêm âm đạo do nấm)
Nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo là do một chủng nấm men có tên là Candida albicans. Do đó mà tình trạng này còn được gọi là nhiễm trùng nấm men hay nhiễm nấm Candida.
Ý kiến bạn đọc