Viêm ruột thừa

Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm ruột thừa nhưng vấn đề này thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 10 đến 30. Phương pháp điều trị đa phần là phẫu thuật cắt ruột thừa.

Viêm ruột thừa là gì?

Viêm ruột thừa là tình trạng viêm xảy ra ở ruột thừa – đoạn ruột nhỏ hình ngón tay nhô ra từ phần đầu của ruột già.

Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là đau ở vùng bụng dưới bên phải. Tình trạng viêm càng nặng thì cơn đau càng dữ dội.

Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm ruột thừa nhưng vấn đề này thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 10 đến 30. Phương pháp điều trị đa phần là phẫu thuật cắt ruột thừa. [@ Appendicitis is an inflammation of the appendix, a finger-shaped pouch that projects from your colon on the lower right side of your abdomen.

Appendicitis causes pain in your lower right abdomen. However, in most people, pain begins around the navel and then moves. As inflammation worsens, appendicitis pain typically increases and eventually becomes severe.

Although anyone can develop appendicitis, most often it occurs in people between the ages of 10 and 30. Standard treatment is surgical removal of the appendix.@]

Dấu hiệu viêm ruột thừa

Các dấu hiệu của viêm ruột thừa gồm có:

  • Đau đột ngột bắt đầu ở vùng bụng dưới bên phải, hoặc
  • Cơn đau đột ngột bắt đầu xung quanh rốn và sau đó chuyển sang vùng bụng dưới bên phải
  • Đau nặng hơn khi ho, đi lại hoặc thực hiện các cử động khác
  • Buồn nôn và nôn
  • Ăn không ngon miệng
  • Sốt nhẹ và nặng hơn khi tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Chướng bụng
  • Đầy hơi

Vị trí đau khi bị viêm ruột thừa ở mỗi người có thể khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và vị trí của ruột thừa. Ở phụ nữ mang thai, cơn đau có thể đến từ vùng bụng trên vì ruột thừa được đẩy lên cao hơn trong thai kỳ.

Khi nào cần đi khám?

Cần đến bệnh viện khám ngay nếu nhận thấy bản thân hoặc trẻ nhỏ bị đau bụng dữ dội kéo dài dai dẳng hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm ruột thừa là do sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa (có thể là do phân, dị vật hoặc khối u) dẫn đến nhiễm trùng. Khi bị tắc nghẽn, vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng khiến ruột thừa bị viêm, sưng tấy và chứa mủ. Nếu không được điều trị kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ.

Biến chứng

Viêm ruột thừa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Vỡ ruột thừa: Khi bị vỡ, vi khuẩn trong ruột thừa sẽ lan ra khắp ổ bụng và gây ra viêm phúc mạc. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng và cần phải phẫu thuật khẩn cấp để cắt bỏ ruột thừa và làm sạch khoang bụng.
  • Hình thành ổ áp-xe trong ổ bụng: Ruột thừa bị vỡ có thể dẫn đến hình thành ổ áp-xe. Hầu hết các trường hợp đều phải dẫn lưu áp-xe bằng cách đặt một ống thông qua thành bụng vào ổ áp-xe. Ống thông này được giữ nguyên trong khoảng 2 tuần và người bệnh cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng. Sau khi đã khỏi, người bệnh sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Trong một số trường hợp, ruột thừa bị cắt bỏ ngay lập tức sau khi dẫn lưu áp-xe.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán viêm ruột thừa, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng và thực hiện các biện pháp sau:

  • Khám lâm sàng để đánh giá cơn đau: bác sĩ ấn nhẹ lên vùng bị đau. Khi đột ngột thả ra, cơn đau do viêm ruột thừa thường sẽ trở nên nặng hơn và đây có thể là dấu hiệu cho thấy rằng vùng phúc mạc lân cận đã bị viêm. Bác sĩ cũng sẽ đánh giá độ cứng của bụng và mức độ căng cứng cơ bụng khi ấn lên vùng ruột thừa bị viêm rồi sau đó đưa ngón tay vào trong trực tràng để kiểm tra phần bên dưới. Ở phụ nữ, bác sĩ sẽ còn tiến hành kiểm tra vùng chậu để tìm các vấn đề phụ khoa có thể là nguyên nhân gây đau.
  • Xét nghiệm máu: nhằm kiểm tra số lượng bạch cầu. Số lượng bạch cầu cao là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm nước tiểu: để xem nguyên nhân gây đau có phải do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận hay không.
  • Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang ổ bụng, siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định viêm ruột thừa hoặc tìm các nguyên nhân khác gây đau.

Điều trị

Viêm ruột thừa thường được điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ phải dùng một liều thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

Phẫu thuật cắt ruột thừa

Ca phẫu thuật cắt ruột thừa có thể được thực hiện bằng phương pháp mổ mở, trong đó rạch một đường dài khoảng 5 đến 10cm ở bụng dưới để tiếp cận đến ruột thừa hoặc bằng phương pháp phẫu thuật nội soi, chỉ cần rạch một vài đường nhỏ ở bụng dưới. Trong quá trình mổ ruột thừa nội soi, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi và các dụng cụ phẫu thuật vào trong ổ bụng qua các đường rạch nhỏ để cắt bỏ ruột thừa.

Phương pháp phẫu thuật nội soi ít xâm lân hơn, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn, ít bị đau và ít để lại sẹo. Phương pháp này cũng an toàn hơn cho người lớn tuổi và những người bị béo phì.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành phẫu thuật nội soi. Nếu ruột thừa bị vỡ và nhiễm trùng lan ra ngoài ruột thừa hoặc đã hình thành ổ áp-xe thì sẽ phải sử dụng kỹ thuật mổ mở để bác sĩ làm sạch nhiễm trùng trong khoang bụng. Thông thường bệnh nhân ​​sẽ phải ở lại bệnh viện từ 1 - 2 ngày sau khi mổ ruột thừa.

Dẫn lưu áp-xe trước khi phẫu thuật cắt ruột thừa

Nếu ruột thừa đã vỡ và có ổ áp-xe hình thành xung quanh thì cần phải dẫn lưu áp-xe bằng cách đặt một ống thông qua da. Sau đó vài tuần, khi đã kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng thì có thể phẫu thuật cắt ruột thừa.

Các biện pháp hỗ trợ phục hồi sau cắt ruột thừa

Thời gian để phục hồi sau ca phẫu thuật cắt ruột thừa thường là vài tuần hoặc lâu hơn nếu ruột thừa bị vỡ. Để phục hồi nhanh hơn và giảm bớt đau đớn, khó chịu trong giai đoạn này thì nên:

  • Tránh hoạt động mạnh: nếu ca mổ ruột thừa được thực hiện bằng phương pháp nội soi thì cần hạn chế hoạt động trong 3 - 5 ngày. Nếu là mổ mở thì cần hạn chế hoạt động trong 10 đến 14 ngày. Bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể về thời gian có thể hoạt động trở lại bình thường.
  • Đỡ bụng khi ho: đặt một chiếc gối lên bụng hoặc dùng tay ấn lên bụng trước khi ho, cười hoặc di chuyển để đỡ bị đau.
  • Dùng thuốc giảm đau: nếu quá đau đớn thì có thể dùng thuốc giảm đau. Việc chịu đựng các cơn đau sẽ khiến cơ thể bị căng thẳng và làm chậm quá trình hồi phục. Nếu vẫn cảm thấy đau dù đã dùng thuốc giảm đau thì hãy đến gặp bác sĩ.
  • Đứng dậy và di chuyển càng sớm càng tốt: mặc dù không nên vận động mạnh nhưng hãy đứng lên và đi lại ngay khi cảm thấy có thể sau ca phẫu thuật. Ban đầu chỉ nên đi lại từ từ trong nhà rồi sau đó tăng dần lên và có thể đi ra ngoài để hít thở không khí.
  • Ngủ khi cảm thấy mệt: khi đang trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật thì sẽ cảm thấy buồn ngủ hơn bình thường. Nghỉ ngơi và ngủ đủ sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Thời điểm có thể đi học, đi làm trở lại sau ca mổ ruột thừa sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm ruột thừa, phương pháp phẫu thuật và trạng thái sức khỏe của mỗi người. Đa số mọi người có thể đi học, đi làm trở lại sau khoảng 1 tuần nhưng cũng có nhiều người cần nghỉ ngơi lâu hơn. Nếu có thể thì nên nghỉ ở nhà cho đến khi cảm thấy khỏe hẳn. Lưu ý, tránh vận động mạnh, ví dụ như tập thể dục trong 2 đến 4 tuần sau phẫu thuật.

Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/appendicitis/symptoms-causes/syc-20369543

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo có thể là do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Vì thế nên việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể.

Nhiễm khuẩn âm đạo (viêm âm đạo do vi khuẩn)

Nhiễm khuẩn âm đạo xảy ra do sự phát triển quá mức của một số loại vi khuẩn vốn tồn tại trong âm đạo.

Nhiễm nấm âm đạo (viêm âm đạo do nấm)

Nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo là do một chủng nấm men có tên là Candida albicans. Do đó mà tình trạng này còn được gọi là nhiễm trùng nấm men hay nhiễm nấm Candida.

Viêm cổ tử cung

Cổ tử cung có vai trò như một hàng rào chắn ngăn vi khuẩn và virus xâm nhập vào tử cung. Khi cổ tử cung bị viêm thì nhiễm trùng sẽ xâm nhập vào bên trong tử cung.

Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu có thể chỉ rất nhẹ và khó nhận biết. Đôi khi, bệnh còn không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây