Phân biệt miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động

Khả năng miễn dịch đối với một căn bệnh được hình thành nhờ sự hiện diện của các kháng thể chống lại căn bệnh đó trong cơ thể. Kháng thể là các protein do cơ thể sản xuất ra để trung hòa hoặc tiêu diệt các chất độc hoặc các vi sinh vật gây bệnh. Các kháng thể đặc hiệu cho từng bệnh. Ví dụ, kháng thể sởi sẽ bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với với virus gây bệnh sởi và không có tác dụng phòng ngừa bệnh quai bị. Có hai dạng miễn dịch là miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động.

Miễn dịch chủ động

Miễn dịch chủ động hình thành khi sự tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh kích hoạt hệ miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại bệnh đó. Điều này có thể diễn ra khi bị nhiễm bệnh thực tế (dẫn đến khả năng miễn dịch tự nhiên) hoặc đưa vào cơ thể một dạng vi sinh vật gây bệnh đã bị chết hoặc làm suy yếu bằng cách tiêm vắc-xin (miễn dịch nhờ vắc-xin). Dù bằng cách nào thì khi một người đã có khả năng miễn dịch tiếp xúc với căn bệnh đó trong tương lai, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận ra và ngay lập tức sản xuất các kháng thể cần thiết để chống lại. Miễn dịch chủ động là dạng miễn dịch lâu dài và đôi khi có thể kéo dài vĩnh viễn.

Miễn dịch thụ động

Miễn dịch thụ động hình thành khi một người được cung cấp các kháng thể chống lại bệnh thay vì kháng thể do hệ miễn dịch tự sản xuất.

Trẻ sơ sinh có được khả năng miễn dịch thụ động nhờ kháng thể được truyền từ cơ thể mẹ qua nhau thai. Một người cũng có thể có được sự miễn dịch thụ động từ các chế phẩm máu có chứa kháng thể, ví dụ như globulin miễn dịch. Các chế phẩm này có thể được sử dụng khi cần tạo sự bảo vệ ngay lập tức khỏi một căn bệnh nào đó. Ưu điểm chính của miễn dịch thụ động là giúp hình thành khả năng phòng bệnh một cách nhanh chóng, trong khi miễn dịch chủ động cần thời gian để hình thành (thường là vài tuần).

Tuy nhiên, miễn dịch thụ động thường chỉ kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Chỉ có miễn dịch chủ động mới tồn tại được lâu dài.

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Viêm gan tự miễn

Viêm gan tự miễn không được điều trị có thể dẫn đến xơ gan (hình thành mô sẹo trong gan) và cuối cùng là suy gan.

Viêm tụy tự miễn

Viêm tụy tự miễn là bệnh rất khó chẩn đoán. Thông thường, bệnh này không gây ra bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào.

Trào ngược dịch mật

Viêm dạ dày do trào ngược dịch mật sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Hẹp động mạch thận

Hẹp động mạch thận là tình trạng một hoặc nhiều động mạch mang máu đến thận bị thu hẹp. Điều này gây cản trở sự lưu thông máu đến thận và do đó khiến cơ quan này không được cung cấp oxy. Thận cần được cung cấp đủ máu để thực hiện chức năng lọc chất thải và chất lỏng thừa trong máu. Giảm lưu lượng máu đến thận sẽ gây tổn thương mô thận và làm tăng huyết áp khắp cơ thể.

Phình động mạch chủ bụng

Phình động mạch chủ bụng là tình trạng phồng lên ở động mạch chủ - động mạch lớn nhất trong cơ thể, chạy từ tim xuống qua ngực và bụng.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây