Bệnh gai đen

Hiện chưa có phương pháp chữa trị bệnh gai đen. Việc điều trị nguyên nhân gốc rễ có thể khôi phục lại vẻ ngoài bình thường cho các vùng da bị ảnh hưởng.

Bệnh gai đen là gì?

Bệnh gai đen là một bệnh về da có biểu hiện đặc trưng là các vùng da tối màu, mịn như nhung ở các nếp gấp và nếp nhăn trên cơ thể, chủ yếu là ở nách, bẹn và cổ. Những vùng da này thường bị dày lên.

Bệnh gai đen thường xảy ra ở những người béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường. Những trẻ em bị bệnh gai đen sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn. Đôi khi, bệnh gai đen có thể là dấu hiệu cho thấy có khối u ác tính trong các cơ quan nội tạng, chẳng hạn như dạ dày hoặc gan.

Hiện chưa có phương pháp chữa trị bệnh gai đen. Việc điều trị nguyên nhân gốc rễ có thể khôi phục lại vẻ ngoài bình thường cho các vùng da bị ảnh hưởng.

Triệu chứng

Các thay đổi trên da là dấu hiệu duy nhất của bệnh gai đen. Người bị bệnh này có các vùng da thâm đen, dày và bề mặt da mịn như nhung ở các nếp gấp trên cơ thể, ví dụ như ở nách, bẹn và sau gáy. Các thay đổi trên da thường xuất hiện từ từ. Những vùng da này còn có thể có mùi hoặc ngứa. ngáy

Khi nào cần đi khám?

Cần đi khám ​​bác sĩ nếu nhận thấy những thay đổi bất thường trên da, đặc biệt là khi những thay đổi xuất hiện đột ngột. Đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn cần được điều trị.

Nguyên nhân

Bệnh gai đen có liên quan đến một trong những vấn đề như:

  • Kháng insulin: Hầu hết những người mắc chứng bệnh gai đen đều bị kháng insulin. Insulin là một loại hormone được tiết ra bởi tuyến tụy và có vai trò giúp cơ thể xử lý đường trong máu. Kháng insulin là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Rối loạn nội tiết tố: Bệnh gai đen thường xảy ra ở những người bị các bệnh liên quan đến rối loạn nội tiết tố như u nang buồng trứng, suy giáp hoặc các vấn đề với tuyến thượng thận.
  • Một số loại thuốc và viên uống bổ sung: Uống niacin liều cao, thuốc tránh thai, prednisone và các loại corticosteroid khác có thể gây ra bệnh gai đen.
  • Ung thư: Bệnh gai đen đôi khi cũng xảy ra ở những người bị u lympho hoặc khi một khối u ác tính bắt đầu phát triển trong các cơ quan nội tạng, chẳng hạn như dạ dày, đại tràng hoặc gan.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai đen gồm có:

  • Béo phì: cân nặng càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh gai đen càng cao.
  • Tiền sử gia đình: một số dạng bệnh gai đen có thể di truyền.

Biến chứng

Những người mắc bệnh gai đen có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn bình thường.

Biện pháp chẩn đoán

Bệnh gai đen có thể dễ dàng được chẩn đoán qua những biểu hiện trên da. Nhưng đôi khi có thể cần tiến hành sinh thiết da (lấy một mẫu da nhỏ ở vùng có triệu chứng) và phân tích trong phòng thí nghiệm. Bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm máu, chụp X-quang hoặc thực hiện các phương pháp chẩn đoán khác để tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh.

Phương pháp điều trị

Trong nhiều trường hợp, việc điều trị nguyên nhân gốc rễ gây bệnh gai đen có thể làm cho các vùng da tối màu trở về bình thường. Một số phương pháp điều trị gồm có:

  • Giảm cân: Nếu nguyên nhân dẫn đến bệnh gai đen là do béo phì thì sẽ cần phải giảm cân.
  • Ngừng dùng thuốc hoặc viên uống bổ sung: Nếu bệnh gai đen là do một loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng thì có thể phải tạm ngừng dùng loại thuốc đó.
  • Phẫu thuật: Nếu bệnh gai đen xảy ra do ung thư thì phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể giúp cải thiện triệu chứng.

Nếu các vùng da dày tối màu gây mất thẩm mỹ, khó chịu hoặc bắt đầu có mùi hôi thì có thể thử một số cách sau đây:

  • Bôi các loại thuốc kê đơn để làm sáng hoặc mềm da
  • Tắm bằng xà phòng kháng khuẩn. Lưu ý khi tắm chỉ xoa nhẹ nhàng vì chà xát mạnh có thể làm cho các triệu chứng càng trầm trọng thêm
  • Dùng thuốc kháng sinh tại chỗ
  • Thuốc uống trị mụn
  • Liệu pháp laser để giảm độ dày của da

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Bệnh cơ tuyến tử cung

Hiện khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh cơ tuyến tử cung nhưng bệnh này thường tự khỏi sau khi mãn kinh.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)

STD không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng. Vì thế nên nhiều người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục trong suốt một thời gian dài mà không hề hay biết và tiếp tục lây sang người khác.

Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu có thể chỉ rất nhẹ và khó nhận biết. Đôi khi, bệnh còn không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Bệnh giang mai

Nếu không được điều trị thì bệnh giang mai có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, não hoặc các cơ quan khác và có thể đe dọa đến tính mạng.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục chlamydia

Chlamydia chủ yếu xảy ra ở phụ nữ trẻ, nhưng cũng có thể xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ ở mọi nhóm tuổi. Bệnh này không khó điều trị, nhưng nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây