Bệnh lang ben

Bệnh lang ben không gây đau đớn và không lây nhưng các vùng da đổi màu ảnh hưởng đến vẻ ngoài và gây mất tự tin.

Bệnh lang ben là gì?

Lang ben là một bệnh da liễu do nhiễm nấm. Nấm can thiệp vào sắc tố bình thường của da và gây hình thành các mảng đổi màu nhỏ. Những mảng này có thể sáng màu hơn hoặc sẫm màu hơn so với vùng da xung quanh. Triệu chứng bệnh lang ben thường xuất hiện ở thân trên.

Bệnh lang ben đa phần xảy ra ở độ tuổi thiếu niên và người trẻ tuổi. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm cho các vùng da bị lang ben nổi rõ hơn. Bệnh này không gây đau đớn và không lây nhưng các vùng da đổi màu do lang ben có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài và gây mất tự tin.

Có thể điều trị bệnh lang ben bằng thuốc kháng nấm. Tuy nhiên, ngay cả khi điều trị thành công thì có thể cũng phải mất vài tuần hoặc vài tháng để màu da trở lại bình thường. Bệnh lang ben thường tái phát, đặc biệt là khi thời tiết ấm áp, ẩm ướt.

Triệu chứng bệnh lang ben

Các triệu chứng khi bị bệnh lang ben:

  • Xuất hiện các mảng da đổi màu, thường là ở lưng, ngực, cổ và bắp tay. Các mảng da này có thể sáng màu hơn hoặc sẫm màu hơn các vùng da bình thường và ngày càng lan rộng
  • Ngứa nhẹ, tăng lên khi ra nắng hoặc đổ mồ hôi

Khi nào cần đi khám?

Đi khám bác sĩ nếu như:

  • Tình trạng da không cải thiện dù đã thử các biện pháp tự điều trị
  • Nhiễm nấm tái phát
  • Các mảng da đổi màu lan rộng tạo thành vùng lớn trên cơ thể

Nguyên nhân gây bệnh lang ben

Các loại nấm gây bệnh lang ben thường tồn tại tự nhiên trên da và chỉ bắt đầu gây ra vấn đề khi phát triển quá mức. Một số yếu tố có thể kích hoạt sự phát triển quá mức của nấm lang ben gồm có:

  • Thời tiết nóng ẩm
  • Da tiết nhiều dầu
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Hệ miễn dịch suy yếu

Biện pháp chẩn đoán

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh lang ben khi quan sát các biểu hiện trên da. Nếu như còn nghi ngờ và chưa thể đưa ra kết luận chính xác thì sẽ cần cạo lấy một mẫu tế bào da ở vùng bị nhiễm bệnh và kiểm tra dưới kính hiển vi.

Điều trị bệnh lang ben

Thuốc không kê đơn

Đối với một trường hợp lang ben nhẹ thì có thể điều trị bằng các loại thuốc và sản phẩm kháng nấm không kê đơn, ví dụ như:

  • Kem Clotrimazole
  • Kem Miconazole
  • Selenium sulfide nồng độ 1%
  • Kem hoặc gel Terbinafine
  • Xà phòng chứa kẽm pyrithione (zinc pyrithione)

Trước khi bôi thuốc cần rửa sạch và lau khô vùng da bị bệnh. Sau đó bôi một lớp thuốc mỏng 1 – 2 lần một ngày trong ít nhất 2 tuần. Nếu bị lang ben ở da đầu và sử dụng dầu gội kháng nấm thì để dầu gội trên tóc trong  - 10 phút và sau đó xả sạch với nước. Nếu không thấy cải thiện sau 4 tuần thì cần đến gặp bác sĩ để được kê các loại thuốc mạnh hơn.

Khi bị lang ben cần bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và các nguồn tia cực tím nhân tạo. Thông thường, màu da sẽ đồng đều trở lại sau vài tháng hoặc vài năm.

Thuốc kê đơn

Nếu bị bệnh lang ben nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với các loại thuốc kháng nấm không kê đơn thì sẽ cần chuyển sang dùng thuốc kê đơn có nồng độ cao, bao gồm cả thuốc bôi ngoài da và thuốc uống. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh lang ben gồm có:

  • Ketoconazole (thuốc bôi)
  • Ciclopirox (thuốc bôi)
  • Fluconazole (thuốc uống)
  • Itraconazole (thuốc uống)
  • Selenium sulfide (thuốc bôi)

Cho dù điều trị thành công, có thể phải sau vài tuần hoặc thậm chí vài tháng thì da mới đều màu trở lại. Ngoài ra, bệnh lang ben có thể tái phát khi thời tiết nóng ẩm. Trong những trường hợp bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì có thể phải dùng thuốc 1 - 2 lần mỗi tháng để ngăn ngừa.

Phòng ngừa lang ben

Để ngăn ngừa lang ben tái phát, bác sĩ sẽ kê thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc uống để người bệnh sử dụng 1 hoặc 2 lần một tháng. Có thể chỉ cần sử dụng những loại thuốc này trong những tháng thời tiết ấm và ẩm ướt. Các phương pháp điều trị dự phòng gồm có:

  • Selenium sulfide 2,5% (thuốc bôi)
  • Ketoconazole (thuốc bôi)
  • Itraconazole (thuốc uống)
  • Fluconazole (thuốc uống)

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Bệnh cơ tuyến tử cung

Hiện khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh cơ tuyến tử cung nhưng bệnh này thường tự khỏi sau khi mãn kinh.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)

STD không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng. Vì thế nên nhiều người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục trong suốt một thời gian dài mà không hề hay biết và tiếp tục lây sang người khác.

Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu có thể chỉ rất nhẹ và khó nhận biết. Đôi khi, bệnh còn không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Bệnh giang mai

Nếu không được điều trị thì bệnh giang mai có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, não hoặc các cơ quan khác và có thể đe dọa đến tính mạng.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục chlamydia

Chlamydia chủ yếu xảy ra ở phụ nữ trẻ, nhưng cũng có thể xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ ở mọi nhóm tuổi. Bệnh này không khó điều trị, nhưng nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây