Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Mụn trứng cá là vấn đề không chỉ xảy ra ở độ tuổi thiếu niên và người lớn. Trẻ sơ sinh cũng có thể bị mụn và thậm chí đây còn là vấn đề rất phổ biến. Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên mặt của trẻ nhưng thường là ở má, mũi và trán. Ở trẻ sơ sinh, mụn trứng cá thường tự hết mà không để lại thâm sẹo.

Đặc điểm mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường là những sẩn nhỏ màu hồng đỏ hoặc trắng nổi trên má, mũi và trán. Mụn thường xuất hiện trong vòng 2 đến 4 tuần sau khi sinh.

Nhiều trẻ còn có những nốt nhỏ li ti màu da, mọc thành cụm ở quanh mũi, cằm hoặc má, được gọi là mụn hạt kê.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường trên da. Tuy nhiên, nếu đúng chỉ là mụn trứng cá thì sẽ tự hết.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Các chuyên gia y tế vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây hình thành mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh nhưng có khả năng là do một trong những nguyên nhân sau:

  • Phản ứng viêm do nấm men trên da của bé
  • Tuyến bã nhờn trong da bị kích thích quá mức do các hormone được truyền từ người mẹ qua nhau thai trong thai kỳ.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh không giống nguyên nhân gây mụn ở thanh thiếu niên và người trưởng thành.

Biện pháp chẩn đoán

Có thể dễ dàng nhận biết mụn trứng cá ở trẻ khi quan sát bằng mắt thường mà không cần bất kỳ phương pháp thăm khám đặc biệt nào.

Trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Vì mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường tự biến mất trong vòng vài tuần đến vài tháng nên không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng mụn kéo dài thì bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được kiểm tra và kê thuốc. Tuyệt đối không được dùng các sản phẩm trị mụn dành cho người lớn vì thành phần trong những sản phẩm này có thể gây tổn hại làn da mỏng manh của trẻ.

Trong thời gian trẻ bị mụn thì bố mẹ cần:

  • Giữ cho da mặt của trẻ luôn sạch sẽ: Rửa mặt hàng ngày với nước ấm và khăn mềm. Không chà xát.
  • Lau mặt nhẹ nhàng: Dùng khăn khô thấm nhẹ lên da sau khi rửa mặt.
  • Không nặn hay cậy mụn: Làm như vậy sẽ khiến da bé bị nhiễm trùng hoặc càng bị mụn nặng hơn.
  • Không sử dụng các sản phẩm dưỡng da dành cho người lớn trên da mặt của trẻ.

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một bệnh phụ khoa mà rất nhiều phụ nữ gặp phải nhưng đa phần đều chỉ có ít hoặc không gây triệu chứng và vô hại. Phần lớn u nang buồng trứng đều tự biến mất trong vòng vài tháng mà không cần điều trị.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Các dấu hiệu, triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang thường xuất hiện vào kỳ kinh nguyệt đầu tiên trong độ tuổi dậy thì nhưng đôi khi, các triệu chứng xuất hiện muộn hơn và chỉ biểu hiện rõ khi tăng cân đáng kể.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng giai đoạn đầu hiếm khi biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối cũng ít gây triệu chứng và các triệu chứng cũng không đặc hiệu, có nghĩa là giống như nhiều vấn đề sức khỏe lành tính phổ biến, ví dụ như u nang buồng trứng.

Mụn rộp sinh dục

Hiện chưa có cách nào có thể chữa khỏi bệnh mụn rộp sinh dục nhưng dùng thuốc có thể làm giảm các triệu chứng và giảm nguy cơ lây bệnh sang người khác.

Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc thường hình thành ở những vị trí ẩm ướt trên cơ thể, trong đó có vùng sinh dục. Mụn cóc sinh dục có dạng những sẩn nhỏ, màu da và trông giống như súp lơ. Trong nhiều trường hợp, mụn cóc có kích thước rất nhỏ và không thể nhìn thấy được.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây