Tính an toàn của thành phần thimerosal trong vắc-xin
Các loại chất bảo quản, ví dụ như thimerosal, được thêm vào trong quá trình sản xuất một số loại vắc-xin để ngăn chặn sự phát triển của vi trùng.
Thimerosal là một chất bảo quản gốc thủy ngân đã được sử dụng trong nhiều loại thuốc và vắc-xin đa liều (lọ chứa nhiều hơn một liều). Mặc dù không có bằng chứng về tác hại của thimerosal liều thấp trong vắc-xin, ngoại trừ các phản ứng phụ nhẹ như mẩn đỏ và sưng tấy tại vị trí tiêm nhưng vào tháng 7 năm 1999, cơ quan Dịch vụ Y tế Cộng đồng, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và các nhà sản xuất vắc-xin đã thống nhất rằng nên giảm hoặc loại bỏ thành phần thimerosal trong vắc-xin để phòng ngừa rủi ro.
Thimerosal là gì?
Thủy ngân là một nguyên tố tự nhiên được tìm thấy trong vỏ trái đất, không khí, đất và nước. Có hai loại thủy ngân mà chúng ta có thể tiếp xúc, đó là metylmercury và ethylmercury. Hai loài thủy ngân này rất khác nhau.
Methylmercury là loại thủy ngân có trong một số loại cá. Khi tiếp xúc một lượng lớn, methylmercury có thể gây ngộ độc cho con người. Nhiều nước trên thế giới đã có luật cấm hoặc hạn chế các sản phẩm chứa methylmercury nhưng trong suốt cuộc đời, mỗi người vẫn sẽ tiếp xúc với một lượng methylmercury nhất định. Thành phần thimerosal trong vắc-xin có chứa ethylmercury. Loại thủy ngân này được đào thải ra khỏi cơ thể con người nhanh hơn methylmercury nên ít gây hại hơn.
Tác dụng của thimerosal trong vắc-xin
Thimerosal được thêm vào các lọ vắc-xin đa liều (chứa nhiều liều) để ngăn chặn sự phát triển của vi trùng, ví dụ như vi khuẩn và nấm. Sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm có thể xảy ra khi kim tiêm được đưa vào lọ vắc-xin để chuẩn bị tiêm. Điều này có thể gây ra các phản ứng phụ tại chỗ nghiêm trọng, gây bệnh cho người được tiêm hoặc thậm chí tử vong.
Cơ thể con người đào thải thimerosal một cách dễ dàng
Thimerosal không ở trong cơ thể lâu nên không tích tụ và đạt đến mức gây hại. Khi đi vào cơ thể, thimerosal sẽ phân hủy thành ethylmercury và thiosalicylate, những chất này sẽ dễ dàng bị đào thải ra ngoài.
Tính an toàn của thimerosal trong vắc-xin
Việc sử dụng thành phần thimerosal trong các sản phẩm y tế đã được chứng minh là rất an toàn. Dữ liệu từ nhiều nghiên cứu cho thấy thimerosal liều thấp trong vắc-xin không gây ra bất cứ tác hại nào.
Một số tác dụng phụ của thimerosal
Một số tác dụng phụ thường gặp nhất là các phản ứng nhẹ, ví dụ như mẩn đỏ và sưng tấy tại vị trí tiêm vắc-xin. Ngoài ra, một số người bị dị ứng với thimerosal nhưng điều này ít khi xảy ra.
Mối liên hệ giữa thimerosal và chứng tự kỷ
Có ý kiến cho rằng chất thimerosal trong vắc-xin có thể gây ra chứng tự kỷ - một chứng rối loạn phát triển thần kinh nhưng các nghiên cứu khoa học không cho thấy bất kỳ mối liên hệ nào thành phần vắc-xin này và chứng tự kỷ. Trong vài năm trở lại đây, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và đều kết luận rằng thimerosal trong vắc-xin không góp phần gây ra hay làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ. Ngay cả sau khi thimerosal bị loại bỏ khỏi hầu hết các loại vắc-xin dành cho trẻ em thì tỷ lệ tự kỷ vẫn không hề thay đổi mà thậm chí còn tiếp tục tăng. Sở dĩ thimerosal không còn được sử dụng trong đa số các loại vắc-xin hiện nay là do những lý do an toàn khác chứ không phải vì chất này gây bệnh tự kỷ.
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, khả năng sinh con khỏe mạnh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Vắc-xin gồm có những thành phần nào?
Các loại vắc-xin ngày nay chỉ gồm có những thành phần cần thiết để đảm bảo tính an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất có thể.
Sa thành sau âm đạo (sa trực tràng)
Sinh con và các hoạt động khác gây áp lực lên các mô vùng chậu có thể dẫn đến sa thành sau âm đạo. Nếu chỉ bị sa nhẹ thì thường không biểu hiện triệu chứng.
Sa thành trước âm đạo (sa bàng quang)
Sa thành trước âm đạo là vấn đề có thể điều trị được. Đối với các trường hợp bị sa nhẹ hoặc sa mức độ vừa thì chỉ cần điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật.
Đau âm hộ mãn tính
Khi gặp hiện tượng khó chịu bất thường ở vùng âm hộ thì hãy đi khám bác sĩ phụ khoa. Đừng vì ngại ngùng mà để vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Ý kiến bạn đọc