Vắc-xin có gây tự kỷ không?

Có đúng là tiêm vắc-xin sẽ khiến trẻ bị tự kỷ hay không?

Vắc-xin không gây ra chứng tự kỷ

Một số ý kiến lo ngại rằng một số loại vắc-xin mà trẻ em cần tiêm có thể gây ra hoặc làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ nhưng trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và đều chỉ ra rằng không có bất cứ mối liên hệ nào giữa việc tiêm chủng và chứng tự kỷ. Vào năm 2011, một báo cáo của Viện Y học (Institute of Medicine - IOM) về 8 loại vắc-xin được tiêm cho trẻ em và người trưởng thành cho thấy rằng những loại vắc-xin này đều rất an toàn.  

Một nghiên cứu vào năm 2013 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC đã chứng minh vắc-xin không gây tự kỷ cho trẻ. Nghiên cứu này đã đánh giá số lượng kháng nguyên sau khi tiêm vắc-xin trong vòng hai năm đầu đời ở trẻ. Kháng nguyên là chất có trong vắc-xin khiến hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại bệnh tật. Kết quả cho thấy tổng lượng kháng nguyên từ vắc-xin là như nhau ở những trẻ mắc chứng tự kỷ và những trẻ không bị tự kỷ. 

Thành phần thimerosal của vắc-xin không gây bệnh tự kỷ

Một thành phần cụ thể của vắc-xin đã được rất nhiều nghiên cứu đánh giá là thimerosal - một chất bảo quản chứa thủy ngân được sử dụng để ngăn vắc-xin bị nhiễm khuẩn. Nghiên cứu cho thấy rằng thimerosal không gây ra chứng tự kỷ. Trên thực tế, một bản đánh giá khoa học vào năm 2004 của IOM đã bác bỏ mối liên hệ giữa việc tiêm các loại vắc-xin chứa thimerosal và chứng tự kỷ. Kể từ năm 2003 đã có tổng cộng 9 nghiên cứu do CDC tài trợ hoặc tiến hành cho thấy thimerosal không hề gây ra chứng tự kỷ và cũng không có mối liên hệ nào giữa vắc-xin MMR phòng bệnh sởi, quai bị và rubella với bệnh tự kỷ.

Từ năm 1999 đến năm 2001, thimerosal đã bị loại bỏ hoặc giảm liều lượng trong tất cả các loại vắc-xin dành cho trẻ nhỏ, ngoại trừ một số vắc-xin phòng cúm. Mục đích của hành động này là để giảm sự phơi nhiễm thủy ngân ở trẻ em và được thực hiện trước khi các nghiên cứu chứng minh rằng thimerosal vô hại. Đây thực chất chỉ là một biện pháp phòng ngừa. Hiện tại, loại vắc-xin duy nhất dành cho trẻ nhỏ còn chứa thimerosal là vắc-xin phòng cúm đa liều nhưng cũng đã có cả các lựa chọn thay thế không chứa thành phần này.

Ngoài thimerosal, nhiều người còn lo ngại về các thành phần khác trong vắc-xin. Tuy nhiên, các nghiên cứu đến nay đều không tìm thấy mối liên hệ giữa bất kỳ thành phần nào với chứng tự kỷ. 

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Chu kỳ kinh nguyệt: Thế nào là bình thường? Thế nào là không bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt nói lên rất nhiều điều về sức khỏe người phụ nữ. Do đó mà mỗi phụ nữ đều phải theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình và biết cách xử lý khi nhận thấy những điều bất thường.

Không dung nạp rượu

Không dung nạp rượu xảy ra khi cơ thể không sản xuất các enzyme cần thiết để phân hủy (chuyển hóa) các chất độc trong rượu.

Vắc-xin phối hợp là gì? Có an toàn không?

Các loại vắc-xin phối hợp giúp giảm số mũi tiêm mà vẫn đem lại hiệu quả phòng ngừa một số bệnh nghiêm trọng giống như vắc-xin dạng riêng lẻ.

Những ai không nên tiêm vắc-xin?

Tiêm vắc-xin là cách hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không nên tiêm hoặc phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm chủng.

Tiêm nhiều vắc-xin cùng một lúc có an toàn không?

Nhiều loại vắc-xin cần được tiêm sớm để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Để giảm số mũi tiêm thì hiện nay đã có nhiều loại vắc-xin phối hợp được sử dụng.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây