Tìm hiểu chung về ung thư vòm họng
Nó bắt đầu ở phần trên của cổ họng, phía sau mũi. Vùng này được gọi là vòm họng.
Vòm họng được đặt “bấp bênh” ở đáy hộp sọ, phía trên vòm miệng của bạn. Lỗ mũi mở thông vào vòm họng. Khi bạn hít thở, không khí đi qua mũi vào họng và cổ họng, và cuối cùng vào phổi của bạn.
Ung thư vòm họng cũng được gọi là ung thư biểu mô vòm họng (nasopharyngeal carcinoma - NPC).
Nguyên nhân của ung thư vòm họng
Các nhà khoa học không chắc chắn chính xác nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng. Tuy nhiên, ung thư liên quan chặt chẽ đến virus Epstein-Barr (EBV).
Mặc dù nhiễm trùng EBV là phổ biến, nhưng không phải tất cả những người có EBV sẽ bị ung thư vòm họng. Ở Hoa Kỳ, hầu hết những người bị nhiễm EBV không bao giờ gặp vấn đề về lâu dài. Đó là bởi vì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tiêu diệt vi rút.
Nhưng đôi khi, vật liệu di truyền (DNA) từ virus trộn với DNA trong tế bào của vòm họng. Sự thay đổi DNA tạo ra tế bào phát triển và phân chia bất thường, gây ra ung thư. Điều này rất hiếm.
Nguy cơ ung thư biểu mô vòm họng tăng lên nếu bạn ăn một chế độ ăn uống giàu cá và thịt muối. Thuốc lá và rượu cũng làm tăng nguy cơ. Một số nhà khoa học tin rằng các hóa chất trong những đồ này làm tổn hại thêm DNA trong tế bào.
Đối tượng dễ bị ung thư vòm họng
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ít hơn 1/100.000 người ở Bắc Mỹ bị ung thư loại này.
Ung thư phổ biến nhất ở vùng đông nam Trung Quốc. Nó cũng phổ biến hơn nhiều trong:
- Các khu vực khác của Châu Á
- Bắc Phi
- Quần thể người Inuit ở Alaska và Canada
- Người Trung Quốc và Hmong nhập cư ở Hoa Kỳ
- Ở Hoa Kỳ, ung thư vòm họng cũng đã được thấy ở người Mỹ gốc Phi, người gốc Tây Ban Nha và người da trắng.
Bạn có nhiều khả năng bị ung thư loại này nếu bạn:
- Là nam giới
- Dưới 55 tuổi
- Ăn một chế độ ăn uống giàu cá và thịt muối
- Có tiền sử gia đình bị ung thư vòm họng
- Có một số gen gắn liền với sự phát triển của ung thư
- Đã tiếp xúc với EBV
Một số, nhưng không phải tất cả, các nghiên cứu đã thấy nguy cơ ung thư vòm họng cao hơn ở những người:
- Hút thuốc lá
- Uống nhiều rượu
- Làm việc xung quanh bụi gỗ hoặc một hóa chất được gọi là formaldehyde
Triệu chứng của ung thư vòm họng
Các triệu chứng của ung thư vòm họng có thể bao gồm:
- Giảm thị lực hoặc nhìn đôi
- Khó nói, bao gồm khàn giọng
- Nhiễm trùng tai sẽ tiếp tục trở lại
- Đau mặt hoặc tê
- Đau đầu
- Giảm thính lực, cảm giác bị ù tai
- Có khối u/hạch bất thường ở cổ hoặc mũi
- Chảy máu cam
- Nghẹt mũi
- Viêm họng
Lưu ý rằng các triệu chứng như vậy có nhiều khả năng xảy ra với nhiều bệnh khác và tình trạng sức khoẻ ít nghiêm trọng hơn so với ung thư vòm họng.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng trên, hãy khám bác sĩ. Chỉ có một bác sĩ có kinh nghiệm mới có thể chẩn đoán hoặc loại trừ ung thư vòm họng.
Chẩn đoán ung thư vòm họng
Bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra chi tiết: tai, mũi và cổ họng. Bạn có thể được gửi đến một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để khám.
Bác sĩ hoặc y tá cũng sẽ khám cổ. Hầu hết các bệnh nhân bị ung thư vòm họng đều có cục u ở cổ. Đây là một dấu hiệu cho thấy ung thư đang lan tới các hạch bạch huyết.
Bạn có thể được nội soi hầu họng. Điều này giúp bác sĩ kiểm tra khu vực của sự phát triển bất thường, chảy máu, hoặc các vấn đề khác.
Nếu bài kiểm tra là bất thường, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết. Sinh thiết là loại bỏ một lượng nhỏ mô để kiểm tra dưới kính hiển vi.
Sinh thiết có thể được thực hiện trong quá trình nội soi vòm họng. Nếu có cục u ở cổ, sinh thiết có thể được thực hiện bằng cách đặt một chiếc kim rất mỏng, rỗng vào khối u.
Xét nghiệm hình ảnh có thể giúp phát hiện ung thư vòm họng hoặc xác định xem nó có lây lan không. Xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm:
- Chụp X-quang ngực
- Chụp CT
- MRI
- Siêu âm cổ
Các xét nghiệm sau đây cũng có thể được thực hiện để xác nhận hoặc loại trừ ung thư:
- Xét nghiệm máu toàn phần (CBC) và xét nghiệm máu khác
- Kiểm tra EBV
Nếu bạn được chẩn đoán mắc ung thư vòm họng, các xét nghiệm khác sẽ được thực hiện để xác định xem liệu ung thư đã lan rộng ra sao. Đây được gọi là giai đoạn ung thư.
Có bốn giai đoạn của ung thư vòm họng. Số càng thấp, càng ít bệnh ung thư đã lan ra các phần khác của cơ thể.
- Giai đoạn 1 được gọi là ung thư vòm họng giai đoạn sớm.
- Giai đoạn 2 được gọi là ung thư vòm họng giai đoạn giữa.
- Giai đoạn 3 và 4 được gọi là ung thư vòm họng tiến triển hoặc giai đoạn cuối.
Nếu ung thư biểu mô vòm họng trở lại, nó được gọi là ung thư tái phát.
Điều trị ung thư vòm họng
Nếu bạn được chẩn đoán bị ung thư vòm họng, bạn sẽ cần theo dõi thường xuyên với đội ngũ y tế của bạn trước, trong và sau khi điều trị.
Việc điều trị của bạn sẽ tùy thuộc vào nhiều điều, bao gồm:
- Vị trí của khối u
- Giai đoạn khối u
- Sức khoẻ tổng quát của bạn
Điều trị có thể bao gồm:
Xạ trị. Liệu pháp tia X sử dụng tia X để diệt các tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Đây thường là một phần của điều trị chuẩn đối với ung thư vòm họng giai đoạn sớm.
Một loại gọi là IMRT cung cấp bức xạ liều cao trực tiếp đến khối u trong khi giảm thiểu thiệt hại cho mô lành mạnh gần đó. Nó có thể gây ra ít phản ứng phụ hoặc biến chứng hơn so với điều trị xạ trị thông thường đối với mũi họng, có thể dẫn đến:
- khô miệng
- viêm niêm mạc miệng và cổ họng
- mù lòa
- tổn thương thân não
- tiêu diệt các mô khỏe mạnh
Phẫu thuật. Phẫu thuật đôi khi có thể chữa được ung thư vòm họng nếu tất cả tế bào khối u và tế bào ung thư được cắt bỏ. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể gặp khó khăn do vị trí của khối u gần sọ. Nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt và các cấu trúc gần đó.
Không phải tất cả những người bị ung thư vòm họng đều có thể được phẫu thuật. Bác sĩ sẽ xem xét vị trí và giai đoạn khối u của bạn khi thảo luận các lựa chọn điều trị của bạn.
Thuốc sinh học. Thuốc sinh học ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh tật. Chúng còn được gọi là kháng thể đơn dòng.
Một loại thuốc sinh học được gọi là bevacizumab (Avastin), ngăn chặn sự sản sinh chất gọi là VEGF (Vascular endothelial growth factor). Sorafenib (Nexavar), và pazopanib (Votrient) là các loại thuốc cũng làm tắc nghẽn protein này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân bị ung thư vòm họng có mức VEGF thấp hơn có nhiều khả năng không bị bệnh sau khi điều trị. Bevacizumab hiện đang được đánh giá để xem nếu nó sẽ giúp cải thiện sự sống của bạn khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như hóa trị liệu. Các loại thuốc sinh học khác cũng được sử dụng, bao gồm thuốc cetuximab (Erbitux), nó nhắm đến một protein trên bề mặt tế bào ung thư. Các loại thuốc khác nhắm đến protein này, bao gồm nimotuzumab và icotinib, đã cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn trong các thử nghiệm lâm sàng.
Hóa trị. Hóa trị liệu dùng thuốc để diệt tế bào ung thư. Bản thân nó, nó thường không hữu ích trong điều trị ung thư vòm họng. Nhưng nó có thể giúp bạn sống lâu hơn khi kết hợp với xạ trị hoặc thuốc sinh học.
Liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ. Vào thời điểm này, không có thuốc chữa cho ung thư vùng đầu cổ đã di căn. Mục tiêu điều trị là kiểm soát các triệu chứng của bạn và làm cho bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể. Đây được gọi là liệu pháp giảm nhẹ.
Các thử nghiệm lâm sàng . Nếu điều trị không hiệu quả, hãy cân nhắc tham gia thử nghiệm lâm sàng. Các nhà nghiên cứu luôn thử nghiệm các cách mới để điều trị ung thư, và họ cần sự giúp đỡ của bạn. Hỏi bác sĩ hoặc y tá của bạn nếu có bất kỳ thử nghiệm lâm sàng nào về ung thư vòm họng ở khu vực bạn sống.
Có thể phòng ngừa ung thư vòm họng không?
Thực hiện các bước này có thể làm giảm nguy cơ ung thư vòm họng:
- Ăn một chế độ ăn uống giàu trái cây và rau quả
- Tránh các loại cá muối và thịt muối
- Không hút thuốc
- Không uống nhiều rượu
Nguồn: WebMD
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn