Xét nghiệm và chẩn đoán viêm xoang
Chẩn đoán viêm xoang thường dựa vào tiền sử bệnh và khám lâm sàng.
Tiền sử bệnh chi tiết có giá trị nhiều trong chẩn đoán. Nếu các triệu chứng và khám lâm sàng là điển hình của bệnh lý xoang, thường không cần làm xét nghiệm nào nữa.
Các kiểm tra và xét nghiệm bổ sung có thể được thực hiện nếu:
- Chẩn đoán là không rõ ràng
- Đã điều trị kháng sinh không hiệu quả
- Nghi ngờ các biến chứng (như nhiễm trùng xương)
- Phẫu thuật xoang đang được xem xét
Chẩn đoán hình ảnh có thể được sử dụng khi các triệu chứng của viêm xoang vẫn tồn tại hoặc tái phát bất chấp điều trị, hoặc để tìm khối u hoặc các bệnh lý khác khi có chảy máu hoặc chảy máu ra từ mũi. Các chẩn đoán hình ảnh bao gồm:
- Chụp cắt lớp CT đầu và mặt, cung cấp một hình ảnh chi tiết về cấu trúc xoang. Chụp CT có thể giúp đánh giá bệnh xoang nặng hoặc mạn tính, xác định các biến chứng nghi ngờ, hoặc loại trừ các bệnh lý khác. Nó không được sử dụng để chẩn đoán viêm xoang cấp tính.
- Chụp X-quang xoang, có thể được thực hiện nếu nghi ngờ bệnh xoang. Nhưng chụp CT cung cấp thông tin tốt hơn.
Các bác sĩ tai mũi họng hoặc chuyên gia dị ứng có thể thực hiện các xét nghiệm khác. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:
- Nội soi xoang (ESM) (nội soi mũi). ESM sử dụng dụng cụ ống soi camera giúp xem được cấu trúc bên trong mũi và các lỗ xoang. Nội soi xoang mũi được sử dụng để đánh giá viêm xoang mạn tính.
- Kim chọc hút lấy tế bào trong xoang, sau đó bệnh phẩm này được nuôi cấy để xác định vi khuẩn hay nấm là nguyên nhân gây ra vấn đề.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI). MRI có thể được thực hiện nếu có lý do để tin rằng nhiễm trùng đã lan rộng ra khỏi xoang. Nó cũng hữu ích trong việc đánh giá sự tăng trưởng bất thường hoặc khối u bên trong mũi hoặc xoang.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn