Viêm xoang- khi nào cần khám bác sĩ?
Khám bác sĩ
Khám bác sĩ nếu viêm xoang không cải thiện sau 2 ngày điều trị tại nhà và bạn có các triệu chứng như:
- Đau nhức trên mặt hoặc răng hàm trên.
- Đau nhức kéo dài từ sống mũi đến mí mắt dưới.
- Nhức đầu không giảm mặc dù đã dùng thuốc giảm đau như acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen.
- Sốt 38.5 ° C trở lên.
- Chảy dịch mũi, sau đó trở nên đặc và đổi màu (vàng hoặc xanh lá cây).
- Triệu chứng cảm lạnh kéo dài hơn 10 ngày hoặc trầm trọng hơn sau 7 ngày đầu.
- Đau nhức nhẹ hoặc cơn đau nhức mạn tính ở mặt kéo dài hơn một tháng đã thay đổi hoặc chưa được bác sĩ khám.
- Không cảm thấy tốt hơn trong vòng 3 đến 5 ngày sau khi bắt đầu dùng kháng sinh để điều trị.
Theo dõi bệnh tại nhà
Theo dõi bệnh cẩn thận nếu bạn có các triệu chứng của nhiễm trùng xoang sớm (như đau nhức và áp lực trong đầu cùng với nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi). Viêm xoang sớm có thể được điều trị tại nhà nếu bạn có sức khoẻ tốt. Nếu bạn phát triển các triệu chứng nhiễm trùng xoang sớm, hãy bắt đầu điều trị tại nhà, như uống nhiều nước và hít hơi nước ấm, và xem các hướng dẫn phía trên để biết khi nào cần khám bác sĩ.
Bác sĩ khám bệnh có thể giới thiệu bạn khám chuyên khoa tai mũi họng, để có thể cung cấp khám chuyên khoa sâu hơn về mũi và họng. Giới thiệu đến bác sĩ tai mũi họng có thể có lợi cho những người mà có polyps mũi hoặc các bệnh lý khác nghi ngờ gây tắc nghẽn khoang mũi. Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật các trường hợp viêm xoang mạn tính hoặc phức tạp có thể được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Một bác sĩ truyền nhiễm có thể là cần thiết khi bệnh xoang gây ra bởi một điều gì đó bất thường hoặc khi xảy ra các biến chứng hiếm gặp (như nhiễm trùng xương mặt). Một bác sĩ chuyên về chẩn đoán và điều trị dị ứng có thể cần thiết khi dị ứng được nghi ngờ là nguyên nhân gây ra hoặc góp phần gây ra các vấn đề về xoang.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn