Phân biệt viêm xoang với cảm lạnh
Các triệu chứng thường chồng chéo lên nhau, vì vậy khó có thể nói được sự khác biệt. Việc gọi tên những vấn đề này sẽ chỉ gây nhầm lẫn thêm:
- Viêm mũi là một thuật ngữ chỉ cảm lạnh
- Viêm xoang là từ chỉ nhiễm trùng xoang
Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus. Có đến hơn 100 loại virus khác nhau gây ra cảm lạnh. Tình trạng cảm lạnh sẽ lan rộng khi người bệnh ho, hắt hơi những giọt nước chứa virut vào trong không khí. Một cách khác có thể lây lan virut là hỉ mũi hoặc chạm vào các bề mặt như kệ hoặc bồn rửa và để lại virut.
Cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang khi xoang – các khoảng trống chứa không khí sau mũi – bị sưng nề lên. Không khí, chất nhầy và vi khuẩn có thể bị mắc kẹt trong xoang bị sưng nề này và gây nhiễm trùng.
Sự khác biệt chính giữa cảm lạnh và viêm xoang thời gian kéo dài triệu chứng. Hầu hết mọi người bị cảm lạnh trong 5-10 ngày. Viêm xoang có thể kéo dài vào khoảng 4 tuần. Ở một số người, viêm xoang kéo dài hơn 3 tháng - đây được gọi là viêm xoang mạn tính.
So sánh các triệu chứng viêm xoang và cảm lạnh
Các triệu chứng cảm lạnh bao gồm nghẹt mũi và chảy nước mũi, hắt hơi, ho, sốt nhẹ và đau nhức mình mẩy nhẹ, thường xuất hiện trong 3-5 ngày đầu và sau đó dần dần được cải thiện.
Các triệu chứng của nhiễm trùng xoang bao gồm nghẹt mũi và chảy nước mũi, các triệu chứng có thể nặng hơn và kéo dài trong 4 tuần hoặc lâu hơn. Chúng bao gồm:
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh
- Đau vùng mặt - đặc biệt là quanh mắt, mũi, má và trán
- Nhức đầu vùng dưới mắt
- Ho
- Đau hàm trên và răng
- Sốt
- Mệt mỏi
- Hơi thở có mùi hôi
Giống như ở người lớn, các triệu chứng viêm xoang ở trẻ em rất dễ gây nhầm lẫn với cảm lạnh.
Trẻ nhỏ có nhiều triệu chứng giống như cảm lạnh, bao gồm nghẹt mũi, nước mũi màu vàng, xanh và sốt nhẹ kéo dài 10-14 ngày. Chúng cũng có thể dễ cáu kỉnh hơn bình thường.
Ngoài nghẹt mũi, trẻ lớn và thanh thiếu niên còn có thể:
- Ho không cải thiện
- Hơi thở hôi
- Đau răng
- Đau tai
- Đau ở mặt
- Đau đầu
- Sưng mắt
Nếu sau vài tuần mà một đứa trẻ vẫn còn ốm, thì nên cho chúng gặp bác sĩ nhi khoa. Khi các triệu chứng kéo dài trong hơn 3 tháng, đứa trẻ có thể bị viêm xoang mãn tính. Trẻ bị viêm xoang mãn tính nên thăm khám với bác sĩ nhi khoa tai mũi họng (ENT) để có các phương án điều trị khác.
Cách trị viêm xoang
Thông thường, tình trạng viêm xoang sẽ tự cải thiện. Tuy nhiên những phương pháp điều trị dưới đây có thể giúp mọi người cảm thấy dễ chịu hơn khi cơ thể của họ hồi phục:
Sử dụng thuốc trị nghẹt mũi Decongestants ( thuốc chống sung huyết mũi)
Thuốc này dưới dạng viên hoặc xịt, giúp co các mạch máu bị sưng nề ở mũi lại để giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn. Xịt mũi không nên thực hiện quá 3 ngày liên tiếp vì sử dụng nhiều lần có thể gây nghẹt trở lại.
Những người bị cao huyết áp nên trao đổi với bác sĩ trước khi uống thuốc chống sung huyết mũi vì những loại thuốc này có thể làm tăng huyết áp. Những người mắc bệnh tim hoặc tiểu đường cũng nên thăm khám bác sĩ trước khi dùng thuốc trị nghẹt mũi.
Thuốc giảm đau
Các loại thuốc như acetaminophen (Tylenol), aspirin, ibuprofen (Motrin, Advil) làm hạ sốt và giảm đau đầu cũng như các triệu chứng khó chịu khác của xoang. Không được sử dụng bất kỳ sản phẩm aspirin nào cho trẻ em và thanh thiếu niên vì có thể xảy ra nguy cơ mặc dù hiếm gặp như rất nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.
Thuốc xịt steroid (corticosteroid)
Những loại thuốc xịt này sẽ làm co vùng sưng nề trong mũi lại. Một số loại thuốc xịt steroid bán sẵn ở các quầy thuốc nhưng một số khác lại yêu cầu bác sĩ kê đơn. Đối với một số người, xịt steroid có thể cải thiện chút ít tình trạng nghẹt mũi, nhưng chúng không phải lúc nào cũng hiệu quả đối với tất cả mọi người. Ngoài ra xịt thuốc steroid cũng có thể gây ra các phản ứng phụ như nhức đầu và chảy máu cam.
Thuốc kháng sinh
Những loại thuốc này điều trị viêm xoang do vi khuẩn gây ra - chứ không phải do vi rút. Bác sĩ có thể kê toa một đợt kháng sinh kéo dài từ 3 đến 28 ngày tùy thuộc vào loại thuốc sử dụng. Hãy luôn dùng hết một đợt kháng sinh vì nếu ngừng quá sớm có thể làm cho vi khuẩn kháng lại các tác dụng của kháng sinh trong tương lai.
Nếu tình trạng viêm xoang không hết sau vài tháng, các bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để mở xoang hoặc loại bỏ bất kỳ yếu tố nào phát triển gây nghẹt mũi.
Các mẹo chữa viêm xoang tại nhà
Những biện pháp khắc phục tự nhiên tại nhà này cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng:
- Nghỉ ngơi, ở nhà và đi lại nhẹ nhàng cho đến khi dễ chịu hơn sẽ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
- Sử dụng chất lỏng. Nước, nước trong và các loại chất lỏng khác sẽ giúp đẩy chất nhầy ra khỏi mũi và ngăn ngừa mất nước.
- Nước muối nhỏ mũi. Xịt nước muối là cách tiếp cận tự nhiên để loại bỏ các đường dẫn mũi bị tắc, giúp loại bỏ các chất nhầy gây tắc nghẽn.
- Máy giữ ẩm. Bật máy làm ẩm vào ban đêm để ngăn ngừa xoang khỏi bị khô.
Những điều cần tránh
Phải phòng tránh bệnh ngay từ đầu, tránh xa những người có vẻ như đã bị viêm xoang. Rửa tay thường xuyên và tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng
Khi nào cần gọi bác sĩ?
Dù do cảm lạnh hay viêm xoang, mọi người cũng nên gọi bác sĩ nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:
- Ho không dứt
- Sốt hơn 39 độ C
- Phát ban
- Khó thở, khò khè
- Nôn mửa
Mọi người nên gọi bác sĩ nếu sau hai tuần không chuyển biến, các triệu chứng không cải thiện hoặc ngày càng trở nên tồi tệ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn