Mối liên hệ giữa bệnh tim và tiểu đường
Bệnh tim thường gặp ở người bị tiểu đường. Dữ liệu từ Hiệp hội Tim Mạch Quốc gia từ năm 2012 cho thấy 65% những người mắc bệnh tiểu đường sẽ chết vì một số bệnh tim hoặc tai biến mạch máu não. Nói chung, nguy cơ tử vong do bệnh tim và đột quỵ cao gấp hai lần ở những người bị bệnh tiểu đường.
Trong khi tất cả những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ phát triển bệnh tim thì bệnh lý này lại phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Trên thực tế, bệnh tim là nguyên nhân số một gây tử vong ở những người bị bệnh tiểu đường loại 2.
Nghiên cứu Framingham là một trong những bằng chứng đầu tiên cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị bệnh tim hơn những người không bị tiểu đường. Nghiên cứu Framingham đã xem xét các thế hệ, bao gồm cả những người mắc bệnh tiểu đường, để xác định các yếu tố nguy cơ về sức khoẻ để phát triển bệnh tim. Nó cho thấy nhiều yếu tố sức khoẻ - bao gồm tiểu đường - có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh tim. Ngoài bệnh tiểu đường, các vấn đề sức khoẻ khác liên quan đến bệnh tim bao gồm cao huyết áp, hút thuốc lá, mức cholesterol cao và tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm.
Càng có nhiều yếu tố nguy cơ về sức khỏe liên quan đến bệnh tim thì càng có khả năng mắc bệnh tim và thậm chí tử vong. Giống như bất kỳ ai khác, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim nếu họ có nhiều yếu tố nguy cơ sức khoẻ hơn. Tuy nhiên, xác suất tử vong vì bệnh tim cao gấp 2-4 lần ở người bị tiểu đường. Vì vậy, mặc dù người có một yếu tố nguy cơ về sức khoẻ, ví dụ như huyết áp cao, có thể có nguy cơ tử vong vì bệnh tim, một người mắc bệnh tiểu đường đã tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp bốn lần nguy cơ tử vong.
Các chuyên gia về bệnh tim khuyên những người mắc bệnh tiểu đường có các yếu tố nguy cơ bệnh tim cần được điều trị tích cực như những người đã từng bị nhồi máu cơ tim.
Nguyên nhân nào gây nên bệnh tim ở những người bị tiểu đường?
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tim ở người bị bệnh tiểu đường là do cứng động mạch vành hoặc xơ vữa động mạch, đó là sự tích tụ cholesterol trong các mạch máu cung cấp oxy và dinh dưỡng cho tim.
Sự tích tụ cholesterol này thường bắt đầu trước khi sự gia tăng lượng đường trong máu xuất hiện ở bệnh đái tháo đường týp 2. Nói cách khác, bệnh tim gần như luôn luôn được hình thành trước khi chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2.
Khi các mảng cholesterol có thể vỡ ra, cơ thể cố gắng sửa chữa mảng bám vỡ bằng cách gửi các tiểu cầu để gắn lại. Bởi vì động mạch nhỏ, các tiểu cầu có thể ngăn chặn dòng máu, không cho phép cung cấp oxy và một cơn nhồi máu cơ tim phát triển. Quá trình này cũng có thể xảy ra trong tất cả các động mạch trong cơ thể, dẫn đến thiếu máu đến não, gây đột qụy hoặc thiếu máu đến bàn chân, tay hoặc cánh tay gây ra bệnh mạch máu ngoại biên.
Không chỉ những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị bệnh tim, họ cũng có nguy cơ cao bị suy tim, một bệnh lý sức khoẻ nghiêm trọng mà tim không thể bơm máu đầy đủ. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ chất lỏng trong phổi gây khó thở, hoặc giữ nước ở các bộ phận khác của cơ thể (đặc biệt là chân) gây phù.
Một số triệu chứng của một cơn nhồi máu cơ tim là gì?
Các triệu chứng của cơn nhồi máu cơ tim bao gồm:
- Khó thở.
- Yếu, ngất xỉu.
- Cảm thấy chóng mặt.
- Quá nhiều mồ hôi không rõ nguyên nhân.
- Đau ở vai, hàm, và cánh tay trái.
- Đau ngực hoặc thấy áp lực (đặc biệt là trong suốt hoạt động).
- Buồn nôn.
Hãy nhớ rằng không phải ai cũng có triệu chứng đau và các triệu chứng cổ điển khác với một cơn nhồi máu cơ tim. Điều này đặc biệt đúng đối với phụ nữ.
* Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, nên gọi bác sĩ, gọi 115 hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất ngay lập tức.
Bệnh mạch máu ngoại vi có các triệu chứng sau:
- Bị chuột rút ở chân, mông hoặc hông.
- Chân lạnh.
- Mất mỡ dưới da ở phần dưới của chân.
- Rụng lông ở phần dưới của chân.
Bệnh tim được điều trị như thế nào ở những bệnh nhân tiểu đường?
Có một số lựa chọn điều trị bệnh tim ở những người mắc bệnh tiểu đường, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh tim, bao gồm:
- Liệu pháp aspirin * để chống kết tập tiểu cầu, tránh các cơn nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
- Chế độ ăn.
- Tập thể dục không chỉ để giảm cân mà còn cải thiện lượng đường trong máu, huyết áp, cholesterol và giảm mỡ bụng, một yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.
- Thuốc điều trị.
- Phẫu thuật.
Bệnh mạch máu ngoại vi được điều trị như thế nào?
Bệnh mạch máu ngoại biên được điều trị bằng:
- Tham gia vào chương trình đi bộ thường xuyên (45 phút mỗi ngày)
- Giày đặc biệt
- Mục tiêu mức A1c dưới 7%
- Hạ huyết áp xuống dưới 130/80
- Đưa cholesterol xuống dưới 100
- Liệu pháp aspirin *
- Thuốc điều trị
- Dừng hút thuốc
- Phẫu thuật (trong một số trường hợp)
* Liệu pháp aspirin liều thấp được khuyến cáo cho nam giới và phụ nữ có bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc 2 trên 40 tuổi và có nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh mạch ngoại vi. Nói chuyện với bác sĩ để xác định xem liệu liệu pháp aspirin có phù hợp với bạn hay không. Nếu bạn có một số bệnh trạng nhất định, liệu pháp aspirin có thể không được khuyến cáo.
Ngăn ngừa bệnh tim ở bệnh nhân tiểu đường
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tim là chăm sóc chính bản thân và bệnh tiểu đường của bạn.
- Giữ lượng đường huyết bình thường nhất có thể.
- Kiểm soát huyết áp của bạn, với thuốc nếu cần. Mục tiêu của người bị tiểu đường là dưới 130/80.
- Kiểm soát lượng cholesterol. Bạn có thể cần dùng thuốc để hỗ trợ.
- Giảm cân nếu bị béo phì.
- Hỏi bác sĩ nếu bạn nên dùng aspirin mỗi ngày.
- Luyện tập thể dục đều đặn.
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh như chế độ ăn Địa Trung Hải hoặc chế độ ăn uống DASH.
- Từ bỏ hút thuốc.
- Làm việc để giảm căng thẳng hàng ngày.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn