Suy thận

Thứ tư - 25/12/2019 02:39
Suy thận
  1. Tổng quan
  2. Nguyên nhân
  3. Triệu chứng
  4. Diễn biến và biến chứng
  5. Các yếu tố nguy cơ
  6. Khi nào cần gọi bác sĩ
  7. Xét nghiệm

Suy thận là gì?

Suy thận có nghĩa là trong một khoảng thời gian hai quả thận của bạn không hoạt động đúng cách của nó. Thận có nhiệm vụ quan trọng là phải lọc máu. Chúng loại bỏ các sản phẩm chất thải và chất lỏng dư thừa và đưa chúng ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu. Khi thận không hoạt động đúng cách, các chất thải tích tụ trong máu dẫn tới bạn bị mắc bệnh.

Bệnh suy thận mạn thận dường như đột nhiên xuất hiện nhưng thường nó đã xảy ra từ từ trong nhiều năm dẫn đến hư hại thận.

Mỗi thận của bạn có khoảng một triệu bộ lọc nhỏ, được gọi là cầu thận Nếu cầu thận bị hỏng, chúng sẽ ngừng hoạt động. Trong một khoảng thời gian, các cầu thận khỏe mạnh có thể đảm nhiệm thêm công việc. Nhưng nếu tình trạng hư hại vẫn tiếp diễn, thì sẽ có ngày càng nhiều cầu thận ngưng hoạt động thực sự. Sau một thời gian nhất định, các cầu thận không thể lọc máu đủ để duy trì tình trạng khỏe mạnh cho bạn.

Một cách để đo lương xem thận của bạn đang hoạt động tốt như nào là tìm ra tỉ lệ độ lọc cầu thận (GFR) (mức lọc cầu thận). GFR thường được tính bằng cách sử dụng các kết quả từ xét nghiệm creatinine trong máu. Sau đó, giai đoạn bệnh thận được tính toán bằng cách sử dụng GFR. Có 5 giai đoạn suy thận, từ tổn thương thận với độ GFR bình thường đến suy thận giai đoạn cuối.

Có một số điều bạn có thể làm để làm chậm hoặc ngăn chặn tổn thương thận như uống thuốc và thực hiện một số thay đổi lối sống có thể giúp bạn kiểm soát bệnh và cảm thấy khỏe hơn.

Suy thận còn được gọi là bệnh thận mạn tính.

Nguyên nhân gây suy thận gì?

Bệnh thận mãn tính là do tổn thương thận. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây những tổn thương này là:

  • Huyết áp cao không kiểm soát được trong nhiều năm
  • Bị đường máu cao trong nhiều năm qua. Điều này xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 không kiểm soát được.

Các yếu tố khác có thể dẫn đến bệnh thận mạn tính bao gồm:

  • Các bệnh về thận và nhiễm trùng, như bệnh thận đa nang, viêm thận và viêm cầu thận, hoặc vấn đề về thận mà sinh ra bạn đã có
  • Động mạch thận hẹp hoặc bị tắc nghẽn.
  • Sử dụng thuốc lâu dài có thể gây hại cho thận. Ví dụ như các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), như celecoxib và ibuprofen.

Các triệu chứng là gì?

Bạn có thể xuất hiện triệu chứng vài tháng sau khi thận bắt đầu bị suy yếu chức năng. Nhưng hầu hết mọi người đều không có triệu chứng sớm. Trong thực tế, nhiều người không có triệu chứng trong suốt 30 năm hoặc nhiều hơn. Đây được gọi là giai đoạn bệnh “thầm lặng”.

Khi chức năng thận suy giảm và trở nên tồi tệ, bạn có thể:

  • Đi tiểu ít hơn bình thường.
  • Phù nề và tăng cân do nước tích tụ trong mô.
  • Cảm thấy rất mệt mỏi hoặc buồn ngủ.
  • Không cảm thấy đói, hoặc bạn có thể giảm cân mà không cần nỗ lực.
  • Thường cảm thấy đau bụng (buồn nôn) hoặc nôn mửa.
  • Khó ngủ.
  • Nhức đầu hoặc có vấn đề về suy nghĩ mạch lạc.

Cách chẩn đoán suy thận?

Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu để giúp tìm hiểu chức năng thận hoạt động như thế nào. Những xét nghiệm này có thể chỉ ra các dấu hiệu bệnh thận và thiếu máu. (Bạn có thể bị thiếu máu khi thận bị tổn thương).

Bạn có thể thực hiện các xét nghiệm khác để loại trừ những vấn đề khác có thể gây ra các triệu chứng.

Bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm đo lượng urea (BUN) và creatinine trong máu. Những xét nghiệm này có thể giúp đánh giá hiệu quả lọc máu của thận. Khi chức năng thận xấu đi, lượng nitơ (thể hiện qua ure) và creatinine trong máu của bạn sẽ tăng lên. Mức creatinine trong máu được sử dụng để tìm ra độ lọc cầu thận (GFR). GFR được sử dụng để cho thấy bạn vẫn còn có bao nhiêu chức năng thận, đồng thời để tìm ra giai đoạn phát triển bệnh thận hiện tại của bạn, qua đó có thể hướng dẫn đưa ra các quyết định điều trị.

Bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thận trong quá khứ. Ông hoặc bà ấy cũng sẽ hỏi xem tiền sử gia đình bạn có ai mắc bệnh thận hoặc bạn có uống thuốc gì hay không, cả thuốc kê đơn và không cần kê đơn.

Bạn có thể sẽ được thực hiện một thử nghiệm để bác sĩ xem hình ảnh thận, như siêu âm hoặc chụp CT. Những thử nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đo kích cỡ thận, ước tính lưu lượng máu đến thận và xem dòng nước tiểu có bị chặn hay không. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô thận nhỏ (sinh thiết) để nghiên cứu xem điều gì gây nên bệnh thận.

Cách điều trị?

Bệnh thận mạn tính thường gây ra bởi một vấn đề sức khỏe khác, do đó bước đầu tiên là điều trị nguyên nhân gây tổn thương thận. Ví dụ, chủ yếu các trường hợp bị bệnh thận mạn tính là do bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Do đó, nếu duy trình huyết áp và lượng đường máu trong phạm vi mục tiêu thì bạn hoàn toàn có thể làm chậm hoặc ngừng làm tổn thương thận. Giảm cân và tập thể dục nhiều hơn có thể giúp ích cho tình trạng này, hoặc bạn có thể dùng thuốc.

Bệnh thận là một vấn đề sức khỏe phức tạp, bạn có thể sẽ cần uống một số loại thuốc và cần thực hiện nhiều xét nghiệm. Để duy trì sức khỏe tốt nhất có thể hãy thảo luận chặt chẽ với bác sĩ của mình, đi đầy đủ các cuộc hẹn thăm khám và uống thuốc theo cách bác sĩ chỉ dẫn.

  • Thay đổi lối sống là một phần quan trọng trong việc điều trị của bạn. Thực hiện các bước này có thể giúp làm chậm quá trình phát triển bệnh thận và giảm các triệu chứng của bạn. Những bước này cũng có thể giúp giảm huyết áp, tiểu đường và các vấn đề khác gây bệnh thận nặng hơn.
  • Thực hiện một chế độ ăn giúp thận làm việc dễ dàng. Chuyên gia dinh dưỡng có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên về một chế độ ăn với đúng lượng muối (natri) và protein. Bạn cũng cần phải quan tâm tới lượng nước uống mỗi ngày
  • Coi tập thể dục như một phần trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Trao đổi với bác sĩ để thiết kế một chương trình tập luyện phù hợp với bạn
  • Không hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá.
  • Không uống rượu.

Luôn luôn nói với bác sĩ về bệnh của mình trước khi bác sĩ kê đơn bất cứ loại thuốc gì, vitamin, hoặc thảo dược. Một trong số này có thể làm tổn thương thận của bạn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bệnh thận nặng hơn?

Khi suy thận chuyển sang các giai đoạn nặng hơn làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bạn, có thể gây ra các vấn đề về tim, xương và não nghiêm trọng và khiến bạn cảm thấy rất đau đớn, ốm yếu và nếu không được điều trị có thể đe dọa tính mạng.

Lúc này có thể bạn sẽ có hai lựa chọn: chạy thận hoặc ghép thận mới. Cả hai phương pháp này đều có rủi ro và lợi ích. Nói chuyện với bác sĩ để xác định xem phương pháp nào tốt nhất cho bạn.

  • Chạy thận là một quá trình lọc máu của bạn khi thận không còn có thể tự lọc nữa. Đây không phải là phương pháp chữa bệnh, nhưng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và sống lâu hơn.
  • Ghép thận có thể là sự lựa chọn tốt nhất nếu bạn khỏe mạnh. Với một quả thận mới, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và sẽ có thể sống một cuộc sống bình thường hơn. Nhưng có thể sẽ phải đợi để tìm được một quả thận phù hợp với máu và mô của bạn và sẽ phải dùng thuốc trong suốt cuộc đời để cơ thể không từ chối thận mới.

Việc quyết định điều trị khi bị bệnh là rất khó khăn, thông thường bạn sẽ lo lắng và sợ hãi. Hãy chia sẻ mối lo lắng của mình với những người thân yêu và bác sĩ của bạn. Việc đến thăm một trung tâm thận lọc máu hoặc trung tâm ghép thận và trò chuyện với những người đã từng đưa ra quyết định như này có thể sẽ rất hữu ích cho bạn.

Nguyên nhân gây suy thận

Nguyên nhân gây suy thận thường là do huyết áp cao, bệnh tiểu đường và các bệnh lý khác tại thận, tiết niệu.

nguyen nhan gay suy than bauman

Nguyên nhân suy thận không phải lúc nào cũng biết rõ, nhưng bất kỳ tình trạng hoặc bệnh nào gây hư hại mạch máu hoặc các cấu trúc khác ở thận đều có thể dẫn đến bệnh thận. Nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Bệnh tiểu đường. Mức đường trong máu cao gây ra bởi bệnh tiểu đường sẽ làm hư hại mạch máu ở thận. Nếu lượng đường trong máu cao trong suốt nhiều năm, tình trạng này này dần dần làm giảm chức năng của thận.
  • Huyết áp cao (cao huyết áp). Huyết áp cao không được kiểm soát sẽ gây tổn thương mạch máu, có thể dẫn đến tổn thương thận. Bệnh suy thận cũng thường làm tăng huyết áp, lúc này huyết áp cao lại làm tổn hại thêm chức năng thận, ngay cả khi ban đầu nguyên nhân suy thận là do bệnh lý khác gây ra.

Các bệnh lý khác có thể gây tổn thương thận và gây suy thận bao gồm:

  • Các bệnh về thận và nhiễm trùng thận và đường tiết niệu, chẳng hạn như bệnh thận đa nang, viêm thận, viêm cầu thận, hoặc có bệnh thận từ sơ sinh.
  • Có động mạch thận hẹp hoặc bị tắc nghẽn. Động mạch thận có chức năng mang máu đến thận.
  • Sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây hại cho thận. Chẳng hạn như các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), như celecoxib và ibuprofen, và các thuốc kháng sinh nhất định.

Bệnh tiểu đường và huyết áp cao là những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh thận mạn tính, dẫn đến suy thận. Bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao có thể đẩy nhanh quá trình tiến triển bệnh ở một người đã bị mắc căn bệnh này.

Dấu hiệu và triệu chứng của suy thận

Nhiều khi suy thận không có biểu hiện triệu chứng.

dau hieu trieu chung suy than bauman

Nhiều người bị bệnh suy thận mạn tính ban đầu không có triệu chứng, đây được gọi là giai đoạn phát bệnh “thầm lặng”. Khi chức năng thận trở nên suy giảm nghiêm trọng, bạn có thể:

  • Đi tiểu ít hơn bình thường.
  • Bị sưng phù và tăng cân do tích tụ nước(phù nề).
  • Cảm thấy rất mệt mỏi
  • Giảm cảm giác thèm ăn hoặc giảm cân một cách bất ngờ.
  • Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn.
  • Có thể rất buồn ngủ hoặc không thể ngủ.
  • Nhức đầu, hoặc khó tỉnh táo
  • Miệng có vị kim loại.
  • Bị ngứa nặng.

Diễn biến và biến chứng của suy thận

Khi chức năng thận suy giảm nghiêm trọng, sẽ dẫn đến các biến chứng.

dien bien bien chung suy than bauman

Thời gian đầu mắc bệnh, thận của bạn vẫn có thể điều chỉnh sự cân bằng nước, muối và các chất thải trong cơ thể. Nhưng khi chức năng thận giảm đi, bạn sẽ bắt đầu xuất hiện các vấn đề khác, hoặc các biến chứng. Khi chức năng thận của bạn càng tồi tệ, bạn sẽ có nhiều biến chứng và những biến chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Suy thận giai đoạn cuối gây ra những tác động có hại cho cơ thể, có thể gây các vấn đề về tim, xương và não nghiêm trọng và khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi ốm yếu.

Khi bước vào giai đoạn cuối, bạn sẽ cần chạy thận hoặc ghép thận. Cả hai lựa chọn đều có những rủi ro và lợi ích riêng.

Các biến chứng của bệnh thận mạn tính

  • Thiếu máu. Bạn có thể cảm thấy yếu, da dẻ nhợt nhạt và mệt mỏi, vì thận không thể sản sinh đủ lượng hormone (erythropoietin) cần thiết để tạo ra hồng cầu mới.
  • Mất cân bằng điện giải. Khi thận không thể lọc ra một số hóa chất nhất định, như kali, phosphat và axit, bạn có thể có nhịp tim bất thường, suy nhược cơ và các vấn đề khác.
  • Hội chứng urê huyết. Bạn có thể mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa, không muốn ăn, hoặc không thể ngủ được khi các chất tích tụ trong máu. Các chất này có thể trở nên độc hại nếu chúng đạt đến mức cao. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của cơ thể, bao gồm ruột, dây thần kinh, và tim.
  • Bệnh tim. Bệnh thận mãn tính tăng tốc độ xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch) và làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và suy tim. Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở người bị suy thận.
  • Bệnh xương (loạn dưỡng xương). Các chất như canxi, phosphate và vitamin D có mức bất thường có thể dẫn đến bệnh xương.
  • Sự tích tụ nước gây phù nề. Khi chức năng của thận trở nên tồi tệ hơn, nước và muối sẽ tích tụ trong cơ thể. Sự tích tụ nước có thể dẫn đến suy tim và phù phổi.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến suy thận

Một số yếu tố dẫn đến suy thận có liên quan đến độ tuổi và đặc điểm di truyền của bạn. Bạn có thể kiểm soát những thứ khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh bằng cách điều chỉnh thói quen ăn uống và tập luyện.

Những yếu tố không thể kiểm soát

Những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh thận mạn tính là:

  • Tuổi tác: thận sẽ bắt đầu nhỏ hơn khi người ta già đi
  • Chủng tộc. Người Mỹ gốc Phi và Người Mỹ bản địa có nhiều khả năng bị bệnh hơn
  • Là nam giới. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính cao hơn phụ nữ.
  • Lịch sử gia đình. Lịch sử gia đình là một yếu tố trong sự phát triển của bệnh tiểu đường và huyết áp cao, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy thận mạn. Bệnh thận đa nang là một trong một số bệnh di truyền gây ra suy thận.

Những yếu tố có thể kiểm soát

Bạn có thể làm chận sự phát triển bệnh và ngăn chặn hoặc trì hoãn suy thận bằng cách kiểm soát những yếu tố làm tăng nguy cơ tổn thương thận, như:

  • Huyết áp cao, làm hư hại dần các mạch máu nhỏ trong thận.
  • Bệnh tiểu đường. Mức đường trong máu liên tục cao có thể làm phá hoại các mạch máu ở thận. Theo thời gian, có thể phát triển tổn thương thận, và thận có thể ngừng hoạt động hoàn toàn.
  • Ăn các chất đạm và chất béo. Ăn một chế độ ăn ít chất đạm và chất béo có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận.
  • Các loại thuốc nhất định. Tránh sử dụng lâu dài các loại thuốc có thể gây hại cho thận như thuốc giảm đau gọi là NSAIDs và các loại kháng sinh nhất định.

Khi nào cần gọi bác sĩ

Gọi điện thoại hoặc các dịch vụ khẩn cấp khác nếu bạn bị bệnh thận mãn tính và:

  • Nhịp tim rất chậm (dưới 50 nhịp một phút).
  • Nhịp tim rất nhanh (hơn 120 nhịp một phút).
  • Đau ngực hoặc thở dốc nghiêm trọng.
  • Yếu cơ.

Gọi bác sĩ ngay nếu bạn:

  • Có các triệu chứng của hội chứng ure huyết, chẳng hạn như mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa, ăn mất ngon, hoặc không ngủ.
  • Nôn ra máu hoặc có máu trong phân

Gọi bác sĩ nếu bạn:

  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu ớt.
  • Bị phù nề cánh tay hoặc chân.
  • Thường xuyên bị thâm tím hoặc dễ bị hoặc bị chảy máu bất thường
  • Đang được điều trị bằng chạy thận và bạn:
  • Bị đau bụng khi bạn đang được điều trị bằng thẩm phân phúc mạc.
  • Có các dấu hiệu nhiễm trùng ở đường thông hay nơi tiếp xúc lọc máu, chẳng hạn như chảy ra từ khu vực này.
  • Đã có bất kỳ vấn đề nào khác mà hướng dẫn về lọc máu hoặc hướng dẫn của y tá nói rằng bạn nên thông báo.

Kiểm tra và xét nghiệm suy thận

Các xét nghiệm về bệnh thận rất quan trọng để giúp tìm ra:

  • Suy thận xảy ra đột ngột hay đã xảy ra trong một thời gian dài.
  • Nguyên nhân gây tổn thương thận.
  • Cách điều trị nào là tốt nhất để giúp làm chậm tổn thương thận.
  • Điều trị có đáp ứng tốt không.
  • Khi nào bắt đầu chạy thận hoặc ghép thận.

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh suy thận, xét nghiệm máu và nước tiểu có thể giúp bạn và bác sĩ theo dõi bệnh.

Xét nghiệm chức năng thận

Khi chức năng thận giảm, các chất như ure, creatinine và một số chất điện giải bắt đầu tích tụ trong máu. Các xét nghiệm sau đây sẽ đo mức độ của các chất này để cho thấy thận của bạn đang hoạt động tốt như thế nào.

  • Xét nghiệm creatinine trong máu giúp ước lượng độ lọc cầu thận (GFR) bằng cách đo mức creatinine trong máu. Bác sĩ có thể sử dụng GFR để thường xuyên kiểm tra xem thận hoạt động như thế nào và xác định giai đoạn bệnh thận của bạn.
  • Xét nghiệm Urê trong máu (BUN) kiểm tra lượng nitơ từ sản phẩm thải trong máu. Nồng độ ure sẽ tăng lên khi thận không hoạt động tốt để loại bỏ urê khỏi máu.
  • Xét nghiệm kiểm tra đường huyết lúc đói để đo lượng đường trong máu. Nồng độ đường huyết cao sẽ làm hư hại các mạch máu ở thận.
  • Các xét nghiệm đo mức chất thải và chất điện giải trong máu, các chất này lẽ ra nên được loại bỏ bởi thận của bạn.
  • Xét nghiệm hormon của tuyến cận giáp (PTH) sẽ kiểm tra mức độ PTH, giúp kiểm soát mức độ canxi và phốt pho.
  • Xét nghiệm nước tiểu (UA) và xét nghiệm nước tiểu đánh giá microalbumin, hoặc các xét nghiệm nước tiểu khác, có thể đo lượng protein trong nước tiểu của bạn. Thông thường, có ít hoặc không có protein trong nước tiểu.

Kiểm tra thiếu máu

Nếu thận không sản xuất đủ lượng erythropoietin cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu, bệnh nhân có thể phát triển tình trạng thiếu máu. Các xét nghiệm sau đây giúp kiểm tra thiếu máu:

  • Xét nghiệm đo mức hematocrit và hemoglobin máu.
  • Đếm tế bào hồng cầu cho thấy có bao nhiêu hồng cầu được tạo ra bởi tủy xương.
  • Nghiên cứu chất sắt cho thấy mức độ sắt- yếu tố cần thiết cho erythropoietin để hoạt động tốt.
  • Xét nghiệm ferritin huyết thanh đo lượng protein liên kết với chất sắt trong cơ thể bạn.

Các xét nghiệm khác

Bác sĩ của bạn có thể thực hiện các xét nghiệm khác để theo dõi chức năng thận hoặc để tìm hiểu xem bệnh thận hoặc tình trạng khác có góp phần làm giảm chức năng thận hay không.

  • Siêu âm thận giúp ước tính xem bạn bị suy thận bao lâu. Nó cũng kiểm tra xem nước tiểu chảy từ thận có bị tắc nghẽn hay không. Siêu âm cũng có thể giúp tìm ra nguyên nhân của bệnh thận, chẳng hạn như tắc nghẽn hoặc bệnh thận đa nang.
  • Siêu âm Doppler hoặc chụp mạch thận có thể được thực hiện để kiểm tra các vấn đề gây ra bởi lượng máu bị hạn chế (hẹp động mạch thận).
  • Sinh thiết thận có thể giúp tìm ra nguyên nhân bệnh thận mãn tính. Sau khi ghép thận, bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm này nếu họ nghi ngờ cơ quan này của bạn đang bị cơ thể từ chối.

Khám sàng lọc bệnh suy thận mạn tính

Các chuyên gia khuyên bạn nên sàng lọc các xét nghiệm bệnh thận mạn tính ở các nhóm có nguy cơ cao, ví dụ như những người mắc bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp. Bệnh thận có di truyền trong gia đình, vì vậy những người thân trong gia đình cũng có thể muốn kiểm tra chức năng thận của họ. Chẩn đoán bệnh thận trước khi tiến triển sẽ mang lại bạn cơ hội tốt nhất để kiểm soát bệnh.

Nguồn: WebMD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây