Hen suyễn và bệnh cúm

Thứ hai - 23/12/2019 00:31
Khám phá cách tiêm phòng bệnh cúm có thể giúp bạn ngừng được bệnh hen suyễn, và sau đó hỏi bác sĩ về loại vắc xin hàng năm này.
Hen suyễn và bệnh cúm

Nếu bị hen suyễn, bạn nên làm tất cả những gì có thể để giữ gìn sức khoẻ. Với bệnh suyễn, bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cúm, có thể ảnh hưởng đến phổi như gây viêm và hẹp đường thở.

Khoảng 5 đến 20% người Mỹ bị cúm mỗi năm. Theo CDC, hơn 200.000 người phải nhập viện. Và kể từ những năm 1970, từ 3.000 đến 49.000 người đã chết vì cúm mỗi năm. Điều này phần lớn là do các nhiễm trùng khác và các biến chứng có thể xảy ra khi bạn bị cúm, đặc biệt là viêm phổi.

Những người bị các vấn đề về phổi, kể cả những người bị hen suyễn, có nguy cơ cao về các vấn đề hô hấp liên quan đến cúm. Vắc-xin cúm là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm và các vấn đề hô hấp liên quan đến nó, bao gồm cả triệu chứng hen suyễn ngày càng tồi tệ.

Các triệu chứng của bệnh cúm và hen suyễn là gì?

Gọi bác sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng cúm hoặc hen suyễn bao gồm:

  • Hơi thở ngắn hoặc khò khè
  • Ho có đờm
  • Dịch nhầy có màu vàng hoặc xanh lá cây
  • Sốt (trên 38 độ C) hoặc ớn lạnh
  • Mệt mỏi hoặc yếu
  • Đau họng hoặc đau khi nuốt
  • Xoang có chảy dịch, nghẹt mũi, nhức đầu, hoặc đau dọc theo xương gò má trên

Gọi 115 nếu bạn khó thở.

Cách xử trí khi bị suyễn và cúm?

Nếu có các triệu chứng cúm, hãy gọi cho bác sĩ ngay để được hướng dẫn cách ngăn ngừa các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn. Bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc kháng vi-rút nhằm làm giảm các triệu chứng cúm và thay đổi kế hoạch hành động của bệnh suyễn.

Hãy chắc chắn rằng bạn làm theo các hướng dẫn trong kế hoạch hành động hen suyễn để tự trị bệnh suyễn và kiểm soát các triệu chứng hen. Ngoài ra, tiếp tục kiểm tra lưu lượng đỉnh của bạn để đảm bảo rằng hơi thở của bạn ở trong vùng an toàn.

Cách ngăn ngừa nhiễm trùng kích hoạt hen suyễn

Có những bước bạn có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng có thể gây ra triệu chứng hen suyễn:

  • Rửa tay. Vệ sinh tốt có thể làm giảm cơ hội nhiễm virut như bệnh cúm. Nhớ rửa tay thường xuyên trong ngày để loại bỏ mầm bệnh.
  • Tiêm phòng ngừa cúm. Kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ về việc tiêm phòng cúm mỗi năm. Ngoài ra, thảo luận về khả năng tiêm vắc-xin phòng viêm phổi do phế cầu khuẩn. Phế cầu khuẩn là một nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi do vi khuẩn - một căn bệnh có thể đặc biệt nghiêm trọng ở người bị hen.
  • Ngăn ngừa viêm xoang. Hãy nhận biết các triệu chứng của nhiễm trùng xoang và thông báo ngay cho bác sĩ để giúp ngăn ngừa các cơn hen.
  • Không dùng chung thuốc hoặc dụng cụ điều trị hen. Đừng để người khác sử dụng thuốc hoặc dụng cụ của bạn, bao gồm thuốc hít, thuốc xịt phế quản, thuốc phun phế quản,...

Những loại vaccin phòng cúm nào có sẵn?

Có hai loại vaccin cúm - một loại tiêm và một loại xịt mũi.

Chích ngừa cúm không chứa virút sống và không thể gây ra cúm. Vaccin ngừa bệnh cúm mũi, gọi là FluMist, có chứa vi-rút cúm yếu, và không gây cúm. Những người bị hen nên tiêm văcxin cúm, không phải FluMist.

Các lựa chọn khác bao gồm:

  • Các mũi tiêm trong da sử dụng kim nhỏ hơn mà chỉ đi vào lớp trên cùng của da thay vì bắp thịt. Chúng có sẵn cho những người từ 18 đến 64 tuổi.
  • Các loại văcxin không có trứng hiện có sẵn cho những người từ 18 đến 49 tuổi bị dị ứng nặng với trứng.
  • Vắc-xin liều cao có ý nghĩa đối với những người từ 65 tuổi trở lên và có thể bảo vệ họ khỏi bệnh cúm tốt hơn.

Cơ chế tác dụng của vaccin phòng cúm ở người bị hen suyễn?

Vaccin phòng cúm tác dụng theo cùng một cách cho tất cả mọi người, kể cả những người bị hen. Chúng gây ra kháng thể phát triển trong cơ thể bạn. Những kháng thể này cung cấp sự bảo vệ chống nhiễm trùng do cúm. Phản ứng kháng thể này có thể gây mệt mỏi và đau cơ ở một số người.

Mỗi năm, vắc-xin cúm chứa nhiều loại vi-rút cúm khác nhau. Các chủng được chọn là những loại mà các nhà nghiên cứu nghĩ sẽ có nhiều khả năng xuất hiện trong năm đó. Nếu sự lựa chọn là đúng, vắc xin cúm là khoảng 60% hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh cúm. Tuy nhiên, vắc-xin này ít hiệu quả ở người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Ai nên tiêm vaccin phòng cúm?

CDC khuyến cáo rằng tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên được chủng ngừa mỗi năm chống cúm. Vaccin phòng cúm đặc biệt với một số nhóm người. Những người này có nguy cơ cao bị biến chứng do bệnh cúm, hoặc xung quanh những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm. Bao gồm các:

  • Phụ nữ đang mang thai
  • Trẻ em dưới 5 tuổi - đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi
  • Người lớn từ 50 tuổi trở lên
  • Người lớn và trẻ em có tình trạng sức khoẻ mãn tính, bao gồm hen suyễn
  • Người chăm sóc cho những người có nguy cơ bị biến chứng liên quan đến cúm, bao gồm nhân viên chăm sóc sức khoẻ và người chăm sóc cho trẻ nhỏ
  • Người cao tuổi sống trong các nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn khác

Khi nào người bệnh hen suyễn nên tiêm vaccin phòng cúm?

Mùa cúm có thể bắt đầu vào đầu tháng 10 và kéo dài đến tháng 5. Nếu bạn bị hen suyễn, thời điểm tốt nhất để chủng ngừa cúm là ngay khi có thể, vào cuối tháng 10. Nhưng tiêm chủng vào tháng giêng hoặc muộn hơn vẫn có thể có lợi nếu virut cúm vẫn còn xung quanh. Phải mất khoảng hai tuần để vắcxin phòng bệnh cúm trở nên có hiệu quả trong việc ngăn ngừa cúm.

Nếu bạn hoặc người thân bị hen suyễn, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc tiêm vaccin phòng cúm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây