Viêm xoang có liên quan đến sự đa dạng vi khuẩn

Thứ ba - 17/12/2019 22:50
Viêm xoang có liên quan đến sự đa dạng vi khuẩn

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học California, San Francisco, một vi khuẩn thông thường hiện diện trên da người và trước đây coi là vô hại, thực tế có thể là thủ phạm của bệnh viêm xoang mãn tính, làm tái phát tình trạng sưng tấy xoang, ảnh hưởng đến hơn một phần mười người Mỹ mỗi năm.

Nhóm nghiên cứu báo cáo trên tạp chí Science Translational Medicine tuần này rằng, bệnh xoang có thể liên quan đến việc mất đi sự đa dạng của vi khuẩn thông thường trong các xoang sau khi nhiễm trùng và sự xâm lấn xoang do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn này có tên là Corynebacterium tuberculostearicum.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu so sánh các cộng đồng vi khuẩn trong các mẫu lấy từ xoang của 10 bệnh nhân viêm xoang và từ 10 người khỏe mạnh và cho thấy, các bệnh nhân xoang thiếu một số vi khuẩn có mặt ở những người khỏe mạnh. Bệnh nhân cũng tăng lượng Corynebacterium tuberculostearicum trong xoang, nằm ở trán, má và mắt.

Nhóm nghiên cứu cũng xác định một loại vi khuẩn thông thường được tìm thấy trong xoang của người khỏe mạnh có tên là Lactobacillus sakei dường như có thể giúp cơ thể chống lại viêm xoang. Trong các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, việc tiêm vi khuẩn này cho chuột có thể bảo vệ chúng trước bệnh này.

Tiến sĩ Susan Lynch, Phó Giáo sư Y khoa và cũng là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vi sinh vật Bệnh Crohn và Viêm ruột kết tại UCSF cho rằng: “Có thể đây là những chủng bảo vệ xoang”.

Bà nói thêm, tất cả những gì nghiên cứu cho thấy là, xoang là nơi chứa “vi sinh vật” đa dạng bao gồm các vi khuẩn bảo vệ. Các lá chắn vi khuẩn này bị mất trong viêm xoang mạn tính, và việc phục hồi hệ sinh thái vi sinh vật tự nhiên này có thể là một cách để giảm thiểu căn bệnh phổ biến này.

Một căn bệnh đau đớn, tốn kém

Xoang là khoang chứa đầy không khí ở phía trước hộp sọ nối với các hốc mũi và được lót bằng các lớp tế bào niêm mạc bề mặt. Chúng có phần bí ẩn. Các nhà khoa học không hoàn toàn chắc chắn về nhiệm vụ của chúng. Chúng có thể tồn tại để sưởi ấm không khí đi vào cơ thể, chúng có thể liên quan với hệ miễn dịch, hoặc như Lynch và các cộng sự phỏng đoán, chúng có thể đại diện cho một địa điểm giám sát vi khuẩn ngay bên trong mũi, nơi cơ thể có thể nhận diện vi khuẩn và các vi sinh vật khác xâm nhập vào cơ thể.

Mặc dù mục đích cơ bản của xoang vẫn chưa rõ ràng, nhưng chúng lại rất quen thuộc với các bác sĩ tại Mỹ và bệnh nhân của họ vì những gì xảy ra khi các lớp tế bào niêm mạc của chúng bị viêm, như trong bệnh viêm xoang mạn tính - một trong những lý do phổ biến nhất khiến mọi người đến gặp bác sĩ tại Mỹ. Có khoảng 30 triệu trường hợp mỗi năm, và chi phí cho hệ thống y tế hàng năm là khoảng 2,4 tỷ USD.

Cảm giác đau của bệnh xoang có thể kéo dài hàng tháng. Các bác sĩ thường kê toa các thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn, và trong các trường hợp bệnh nghiêm trọng và kéo dài hơn, bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật xoang. Tuy nhiên, theo bác sĩ Andrew Goldberg, Thạc sĩ Dịch tễ học Lâm sàng, Giám đốc Khoa Tai mũi họng và phẫu thuật xoang tại UCSF và là đồng tác giả của nghiên cứu, “tiền đề cho sự hiểu biết của chúng ta về bệnh xoang mạn tính và liệu pháp điều trị dường như là sai, và một chiến lược điều trị khác có vẻ là thích hợp”.

Nghiên cứu mới cho thấy nếu nguyên nhân cơ bản của viêm xoang là do sự thay đổi về vi sinh vật của các loài vi khuẩn trên mô xoang, việc khôi phục các vi khuẩn bảo vệ xuất hiện tự nhiên ở những hốc xoang này có thể là một cách hiệu quả để điều trị căn bệnh này.

Tuy nhiên, đội ngũ nghiên cứu của UCSF đã cảnh báo rằng sự hứa hẹn của phát hiện này không đưa ra phương pháp điều trị mới hoặc chữa bệnh viêm xoang ngay lập tức. Bất kỳ phương pháp tiếp cận mới nào dựa trên những quan sát này vẫn phải được phát triển và thử nghiệm về tính an toàn và hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng ở người.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây