Bắt chéo chân: dấu hiệu phục hồi sau đột quỵ

Thứ năm - 19/12/2019 02:53
Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có thể vắt chéo chân sau khi đột quỵ có khả năng hồi phục tốt hơn.
Bắt chéo chân: dấu hiệu phục hồi sau đột quỵ

Những người có thể vắt chéo chân ngay sau khi bị tai biến mạch máu não nặng có thể có tỷ lệ hồi phục tốt hơn những người không thể.

Một nghiên cứu mới cho thấy những người có thể vắt chéo chân trong vòng 15 ngày sau đột quỵ nặng ít có nguy cơ chết và có nhiều khả năng đi lại và tự hoạt động hơn so với những người không thể.

Ví dụ, chỉ 1 trong số 34 người (9%) vắt chéo chân được đã chết trong 1 năm sau khi rời khỏi bệnh viện so với 18 trong số 34 (53%) người không thể.

Các nhà nghiên cứu nói rằng họ rất ngạc nhiên với kết quả.

Nhà nghiên cứu Berend Feddersen – trợ lý giáo sư về thần kinh học tại Đại học Munich, Đức cho biết, “chúng tôi đang ở phòng hồi sức tích cực và ngạc nhiên: ồ trông kìa, anh ấy đang vắt chéo chân, liệu anh ấy có không thoải mái?. Và anh ấy sẽ có kết quả hồi phục tốt. Điều đó thực sự ngạc nhiên, và là một dấu hiệu tốt, đặc biệt là một năm sau khi đột quỵ”.

Họ nói rằng nếu các nghiên cứu tiếp theo khẳng định kết quả từ nghiên cứu nhỏ này thì việc chéo chân có thể trở thành một chỉ báo có giá trị về khả năng hồi phục sau tai biến trong tương lai ở những người bị đột quỵ nặng.

Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Neurology.

Dấu hiệu hồi phục sau tai biến mạch máu não

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 34 người bị đột quỵ nặng và bắt chéo chân họ trong thời gian ở một bệnh viện của Đức.

Họ so sánh những người có thể bắt chéo chân này với 34 người được lựa chọn ngẫu nhiên không thể bắt chéo chân sau khi bị đột quỵ nặng.

Tất cả những người tham gia đã được đánh giá khi họ được đưa vào bệnh viện, ngày có thể bắt chéo chân, khi họ được xuất viện, và một năm sau khi xuất viện.

Vào thời điểm nhập viện, các nhà nghiên cứu cho biết không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm về mức độ suy yếu thần kinh, khả năng tự hoạt động và tàn tật.

Nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có thể bắt chéo chân trong vòng 15 ngày kể từ khi bị tai biến mạch máu não có ít vấn đề về thần kinh hơn khi họ được xuất viện so với những người không thể.

Những người có thể bắt chéo chân đạt số điểm trung bình 6,5 trên thang điểm về đột quỵ của Viện Y tế Quốc gia, một thước đo mức độ nghiêm trọng của đột quỵ và tình trạng suy giảm nhận thức so với điểm trung bình là 10,6 đối với những người không thể bắt chéo chân.

Một năm sau khi xuất viện, có nhiều sự khác biệt trong quá trình hồi phục sau tai biến:

Chỉ 1 người trong nhóm có thể bắt chéo chân bị chết so với 18 người trong nhóm không thể.

Những người có thể bắt chéo chân có mức độ khuyết tật thấp hơn, nhiều khả năng đi lại không cần trợ giúp và chỉ bị khuyết tật ở mức vừa phải. Những người không bắt chéo chan được thường có khả năng khuyết tật nặng hơn đòi hỏi theo dõi liên tục.

Những người bắt chéo chân được có mức độ tự hoạt động cao hơn đáng kể so với nhóm còn lại.

Feddersen nói rằng tất cả những người có thể bắt chéo chân chéo chân đã bị ngã khụy xuống và hầu hết đều bất tỉnh trong vài ngày đầu sau đột quỵ trong phòng chăm sóc tích cực.

Ông cho biết, việc bắt chéo chân có thể đánh dấu sự trở lại đáng chú ý đầu tiên về khả năng di chuyển chân tay của bạn mà thường là bước đầu trong hồi phục sau đột quỵ. Các loại chuyển động khác như chéo tay cũng có thể được dự đoán tương tự về khả năng phục hồi tốt, nhưng những hành động này xảy ra quá nhanh khiến các bác sĩ và y tá không chú ý.

Dự đoán hồi phục sau tai biến mạch máu não

Các nhà nghiên cứu nói rằng bước tiếp theo sẽ là so sánh độ chính xác của khả năng bắt chéo chân trong việc dự đoán khả năng hồi phục sau đột quỵ với các phương pháp đã được thiết lập trong một nghiên cứu lớn hơn, kéo dài.

Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để dự đoán hồi phục sau đột qu is là thang đo đột quỵ của NIH, đòi hỏi phải có sự đánh giá rộng rãi của chuyên gia chăm sóc sức khoẻ.

Tiến sĩ Pierre Fayad, giám đốc của Trung tâm Y tế vùng Stroke tại Trung tâm Y tế Nebraska, nói: "Chúng tôi biết điều này không đủ để cho chúng ta có một dự báo chính xác về các tiên lượng. Ví dụ, những người trong nghiên cứu này đều có thang điểm đột quị NIH tương tự khi nhập viện, nhưng những người có khả năng bắt chéo chân vẫn có tỷ lệ hồi phục tốt hơn nhiều. Nếu các nghiên cứu tiếp tục xác nhận kết quả của nghiên cứu nàythì việc bắt chéo chân có thể được xem là một dấu hiệu đơn giản vượt xa thang đo của NIH để dự đoán hồi phục sau tai biến.

Đây là một khái niệm hoàn toàn mới, và là một cái gì đó đơn giản mà mọi người có thể nhận biết và không cần phải đào tạo chuyên môn để nhận ra. Nhưng chúng ta cần phải chắc chắn rằng đó là một dấu hiệu đáng tin cậy trước khi bắt đầu áp dụng và đưa ra các quyết định dựa trên nó, vì điều này có thể ảnh hưởng đến việc điều trị hoặc chăm sóc lâu dài của bệnh nhân."

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây