Xác định tai biến mạch máu não nhờ xét nghiệm máu

Thứ năm - 19/12/2019 02:55
Trong nghiên cứu, xét nghiệm máu đã xác định được 98% những người đã bị đột quỵ nhồi máu não. Một xét nghiệm máu mới hứa hẹn giúp phát hiện đột quỵ.
Xác định tai biến mạch máu não nhờ xét nghiệm máu

Trong một nghiên cứu ban đầu thực hiện trên 152 người, quy trình xét nghiệm này đã xác định chính xác 98% những người bị đột quỵ nhồi máu não và 86% những người không bị. Đột quỵ nhồi máu não là loại đột quỵ phổ biến nhất. Nó xảy ra khi một cục máu đông chặn dòng máu lưu thông đến não.

Các xét nghiệm đo mức độ của một chất hoá học ở não được gọi là glutamate. Theo các nhà nghiên cứu, Kerstin Bettermann Phó giáo sư về thần kinh học tại Đại học Y Penn State ở Hershey, khi dòng máu chảy vào não bị suy giảm, glutamate sẽ được giải phóng nhanh chóng vào dòng máu. Những phát hiện này được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Thần kinh Hoa Kỳ.

Chẩn đoán hình ảnh thường được áp dụng để xác định tai biến mạch máu não

Mỗi năm, có hơn 750.000 người Mỹ bị đột quỵ. Khoảng 80% là do nhồi máu não. Phần còn lại là do xuất huyết não- chảy máu trong não.

Hiện nay, không có xét nghiệm máu nào để phát hiện tai biến mạch máu não mặc dù một số nhóm đang phát triển chúng.

Khi một người đến phòng cấp cứu của bệnh viện với các triệu chứng đột qụy, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI ở đầu sẽ được thực hiện để giúp bác sĩ xác định xem đột quỵ có đang xảy ra hay không và người đó có phù hợp với các loại thuốc tiêu huyết khối hay không.

Tuy nhiên, chụp CT không phải lúc nào cũng tạo ra một hình ảnh rõ ràng về những gì đang xảy ra trong não. Chụp MRI là cần thiết, nhưng không phải tất cả các trung tâm y tế đều có chúng. Và một số bệnh nhân không thể thực hiện MRI - nếu họ phải dùng máy trợ tim hoặc có tâm lý sợ không gian kín.

Đó là lúc cần đến xét nghiệm máu, ước tính sẽ chỉ tốn khoảng 20USD. Xét nghiệm máu sẽ không thay thế các chẩn đoán hình ảnh và các bài kiểm tra của bác sĩ, nhưng được sử dụng như là một biện pháp hỗ trợ cho các xét nghiệm tiêu chuẩn và cải thiện chẩn đoán.

Mức glutamate tăng lên ở bệnh nhân đột quỵ

Nghiên cứu mới bao gồm 50 người bị tai biến do nhồi máu não và 102 người không bị đột quỵ. Trong nhóm không đột qụy, 48 người có các yếu tố nguy cơ đột quỵ như bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao nhưng không có tiền sử bịi biến. 28 người có các triệu chứng giống như đột quỵ như suy nhược ở một bên cơ thể nhưng không bị đột quỵ và 26 khỏe mạnh.

Mức glutamate được đo trong máu trong vòng 24 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên (hoặc trong trường hợp những người không có triệu chứng, trong vòng 24 giờ sau khi tham gia nghiên cứu).

Bệnh nhân được chụp CT đầu và trong hầu hết các trường hợp cũng thực hiện MRI để xác nhận liệu họ có bị tai biến hay không. Chỉ sau một giờ, nồng độ glutamate trong máu bắt đầu tăng ở bệnh nhân bị đột qụy. Có sự khác biệt rõ ràng giữa mức độ glutamate giữa bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não và tất cả các nhóm khác.

Chẩn đoán hình ảnh vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán

Tiến sĩ Ralph L. Sacco, Trưởng khoa Thần kinh học thuộc Trường Y khoa Đại học Miami Miller và là chủ tịch trước đây của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ / Hiệp hội chống Đột quỵ Hoa Kỳ, nói rằng, phát triển một xét nghiệm máu chính xác để phát hiện đột quỵ nhồi máu não sẽ tiếp tục là một mục tiêu quan trọng. Một cuộc thử nghiệm như vậy có thể đẩy nhanh chẩn đoán và điều trị tai biến mạch máu não.

Xét nghiệm này có vẻ đầy hứa hẹn, nhưng cần nghiên cứu nhiều hơn để chắc chắn chúng ta không bỏ lỡ vấn đề gì. Chúng ta cũng cần phải biết mức độ glutamate có tăng lên ở những người bị đột quỵ xuất huyết não và các cơn thiếu máu não thoáng qua hay không. Hiện tại chụp CT và MRI vẫn là công cụ vàng để chẩn đoán đột quỵ. Bước tiếp theo là phải xác nhận những phát hiện này bằng một nghiên cứu lớn hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây