Lợi ích của liệu pháp khích lệ đối với bệnh nhân bị đột quỵ
Những người bị đột quỵ sau đó gặp gỡ các nhà trị liệu trong vòng vài tuần để điều trị bằng liệu pháp trò chuyện khích lệ tạo động lực có thể sẽ ít bị trầm cảm và tử vong hơn những bệnh nhân được chăm sóc theo chế độ chuẩn, theo một nghiên cứu mới.
Nghiên cứu này thực hiện trên 411 bệnh nhân tại bộ phận đột quỵ ở bệnh viện ở độ tuổi trung bình 70.
Tất cả các bệnh nhân đều được chăm sóc tai biến mạch máu não theo chế độ chuẩn, một nửa được chọn ngẫu nhiên được chỉ định tham gia trị các buổi trị liệu trò chuyện kéo dài từ 1 giờ đến 2 giờ kéo dài trong 2 tuần sau khi bị đột quỵ.
Trong những buổi trò chuyện này, các nhà trị liệu đã nói chuyện với bệnh nhân về những suy nghĩ của họ về tương lai, những vấn đề họ phải đối mặt trong quá trình hồi phục và việc họ tự tin có thể vượt qua những rào cản này như nào. Và các nhà trị liệu khuyến khích bệnh nhân xác định các giải pháp riêng cho mình để điều trị những vấn đề mà họ nghĩ rằng có thể kéo dài theo thời gian.
Những bệnh nhân mà đã được các nhà trị liệu áp dụng các kỹ thuật trò chuyện tạo động lực, trong đó nói về những điều như việc vượt qua trở ngại trong cuộc sống, một năm sau khi đột quỵ đã có tinh thần ít bị chán nản hơn so với những người chỉ nhận được chế độ chăm sóc tiêu chuẩn.
Sau một năm, 48% bệnh nhân được trị liệu bằng cách trò chuyện có tâm trạng bình thường, so với 37,7% số người được chăm sóc theo chế độ chuẩn.
Theo các nhà nghiên cứu, liệu pháp trò chuyện khích lệ cũng có thể tăng tuổi thọ lâu hơn. Tỷ lệ tử vong trong nhóm can thiệp trị liệu nói chuyện là 6,5%, chỉ bằng một nửa so với tỷ lệ tử vong 12,8% ở nhóm không được can thiệp. Được biết nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Stroke của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ.
Đặt ra mong đợi thực tế cho quá trình phục hồi
Trầm cảm là một vấn đề phổ biến đối với những người bị tai biến và có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục, khả năng sống sót, và trở lại hoạt động bình thường của bệnh nhân. Nghiên cứu của Caroline Watkins giáo sư về đột qụy và chăm sóc người cao tuổi tại Đại học Central Lancashire ở Anh, cho biết: "Những kết quả này cho thấy mối liên quan mạnh mẽ giữa tâm trạng sau tai biến và tình trạng tử vong trong vòng một năm. Chúng tôi nhận thấy rằng, can thiệp sớm giúp người ta đặt ra những kỳ vọng thực tế để phục hồi, tránh một số đau khổ liên quan đến cuộc sống sau tai biến và thậm chí có thể giúp họ sống lâu hơn. Sự đơn giản trong liệu pháp can thiệp này khiến chúng không hề tốn kém và có khả nang mang đến những lợi ích to lớn cho người nhận”.
Giống như hầu hết các nghiên cứu, nghiên cứu này cũng có một số hạn chế. Ví dụ, biện pháp can thiệp này không thể áp dụng cho những người gặp các vấn đề nghiêm trọng về giao tiếp, vì có thể khó khăn khi họ tham gia vào các buổi trị liệu trò chuyện. Và nghiên cứu này cũng chỉ giới hạn tại một bệnh viện nơi mà trình độ đào tạo và sự giám sát của các nhà trị liệu được kiểm soát chặt chẽ.
Tuy nhiên, kết quả cho thấy các các buổi trò chuyện tạo động lực có thể mang lại lợi ích cho những người đã bị tai biến. Theo các nhà nghiên cứu, các kỹ thuật tạo động lực có thể làm cho các nạn nhân tai biến có nhiều hy vọng hơn, theo các nhà nghiên cứu. Họ cũng cho biết đây là ghiên cứu đầu tiên chỉ ra những tác dụng có lợi từ liệu pháp trò chuyện.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn