Các thuật ngữ chuyên ngành: cholesterol, bệnh tim và huyết áp cao

Thứ hai - 16/12/2019 22:35
Liệu bạn có nhầm lẫn giữa các thuật ngữ y khoa? Dưới đây là tất cả hững thuật ngữ bạn cần biết khi nói về bệnh tim, cholesterol cao, và huyết áp cao - và những thay đổi lối sống giúp bạn ngăn ngừa hoặc kiểm soát chúng.
Các thuật ngữ chuyên ngành: cholesterol, bệnh tim và huyết áp cao
  • Tập thể dục aerobic: Còn được gọi là bài tập tốt cho "tim mạch", bài tập aerobic là bất kỳ loại hoạt động thể chất nào làm tăng nhịp tim của bạn. Ví dụ như đi bộ nhanh, chạy bộ, nhảy dây, và bơi lội. Các nghiên cứu cho thấy, tập thể dục aerobic 30 phút mỗi ngày từ 5 đến 7 ngày mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm huyết áp, tăng cholesterol HDL (tốt) và giúp giảm cân.
  • Chế độ ăn kiêng DASH: DASH (Phương pháp tiếp cận chế độ ăn để ngừng tăng huyết áp) là kế hoạch ăn kiêng của Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia, giúp hạ huyết áp. Với kế hoạch này, bạn ăn một chế độ nhiều trái cây và rau tươi, các sản phẩm từ sữa ít chất béo, ngũ cốc nguyên cám, cá, gia cầm, đậu và các loại hạt. Chế độ ăn uống có ít chất béo bão hòa, cholesterol, đường, thịt đỏ và muối.
  • Chất xơ: Một carbohydrate được tìm thấy trong hoa quả, rau và ngũ cốc. Có hai loại chất xơ. Chất xơ hòa tan, được tìm thấy trong yến mạch, đậu Hà Lan, đậu, táo, trái cây có múi, cà rốt, và lúa mạch, có thể hòa tan trong nước và giúp giảm cholesterol và lượng đường trong máu. Chất xơ không hòa tan được tìm thấy trong bột mì nguyên cám, cám lúa mì, hạt, đậu và các loại rau khác, như súp lơ và khoai tây, giúp tiêu hoá và có thể giúp ngăn ngừa, điều trị táo bón. Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều chất xơ (khẩu phần ăn hàng ngày đề nghị là khoảng 38 gram cho nam giới và 25 đối với phụ nữ) có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Cholesterol HDL: Hai loại cholesterol được tìm thấy trong máu của bạn: HDL và LDL. HDL là loại "tốt". Nó hoạt động như một “kẻ ăn xác thối”, lấy cholesterol dư thừa và mang nó trở lại gan. Khi bác sĩ kiểm tra lượng cholesterol trong máu, bạn sẽ muốn mức HDL của bạn cao. Mức HDL từ 60 trở lên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Nhịp tim: là tốc độ đập của trái tim. Bằng cách kiểm tra nó khi đang tập thể dục, bạn có thể theo dõi trái tim của mình đang hoạt động như thế nào. Nhịp tim mục tiêu của bạn phụ thuộc vào độ tuổi và cường độ hoạt động mà bạn đang thực hiện. Kiểm tra với bác sĩ về điều đó, đặc biệt là nếu bạn bị bệnh tim. Bạn có thể đeo một màn hình hiển thị nhịp tim hoặc học cách nghe nhịp tin bằng cách sử dụng các ngón tay của mình, thường là ở cổ tay.
  • Cao huyết áp: Một từ khác về huyết áp cao là tăng huyết áp, là một tình trạng thông thường trong đó máu chảy qua động mạch quá mạnh. Huyết áp được đo bằng hai chỉ số. Chỉ số trên được gọi là huyết áp tâm thu, và chỉ số dưới là huyết áp tâm trương. Huyết áp của bạn cao khi nó ở mức hoặc cao hơn 140/90. Huyết áp bình thường là 120/80 hoặc thấp hơn.
  • Cholesterol LDL: Đây là loại cholesterol "xấu". Mặc dù cơ thể bạn cần một ít cholesterol LDL để tạo ra tế bào, nhưng LDL quá nhiều có thể tích tụ trên thành mạch máu theo thời gian, cuối cùng ngăn chặn lưu thông máu, dẫn đến bệnh tim mạch. Khi bác sĩ kiểm tra lượng cholesterol trong máu, bạn càng có nhiều LDL thì nguy cơ mắc bệnh tim càng cao.
  • Thiền: Một kỹ thuật thư giãn giúp gột rửa tâm trí và tập trung chú ý vào hơi thở, cảm giác thể chất của bạn, hoặc một từ hoặc cụm từ lặp lại (đôi khi được gọi là thần chú). Nghiên cứu cho thấy rằng thiền định làm giảm căng thẳng stress và có thể giúp giảm huyết áp cũng như nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Thiền chánh nhiệm: tự nhận thức về cuộc sống ở thời điểm hiện tại, tập trung vào tất cả những điều ở hiện tại (Nói cách khác, không nghĩ đến những gì trong danh sách việc phải làm của bạn trong khi đang vội vàng ăn trưa trên bàn làm việc). Các nghiên cứu đã phát hiện nhiều lợi ích về sức khoẻ khi thực hành thiền chánh niệm, bao gồm giảm căng thẳng, do đó có thể giảm huyết áp và làm cho bệnh tim ít xảy ra hơn.
  • Chất béo không bão hòa dạng đơn: Đây là một loại chất béo lành mạnh được tìm thấy trong thực phẩm như quả hạch và bơ và dầu ô liu và cải dầu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thay thế thực phẩm trong chế độ ăn uống có chất béo bão hòa bằng thực phẩm có chất béo không bão hòa có thể giúp giảm mức cholesterol và làm ít có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn.
  • Axit béo Omega-3: Đây là một loại chất béo không bão hòa đa năng cần thiết cho nhiều chức năng cơ thể khác nhau, giúp bảo vệ chống lại bệnh tim và tai biến mạch máu não. Bản thân cơ thể con người chúng ta không thể tạo ra omega-3. Có 3 loại axit béo omega-3: ALA, được tìm thấy trong dầu hạt lanh, đậu nành và dầu hạt cải canola, và một số loại rau xanh như cải xoăn và rau bina; và DHA và EPA, được tìm thấy trong một số loại cá biển như cá hồi, cá ngừ,….
  •  Xơ vữa động mạch (trong các động mạch của tim): Sự tích tụ chất béo, cholesterol, và canxi tạo thành lớp trong động mạch của bạn theo thời gian, có thể làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan của bạn.
  • Chất béo không bão hòa đa nguyên: Một loại chất béo lành mạnh được tìm thấy trong cá, óc chó, hạt lanh, và các loại dầu như ngô, đậu nành, và cây rum. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thay thế thực phẩm trong chế độ ăn uống có chất béo bão hòa bằng thực phẩm chứa chất béo không bão hòa có thể giúp giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Tiền tăng huyết áp: Khi huyết áp của bạn cao hơn một chút so với bình thường 120/80, nhưng thấp hơn 140/90, nó được gọi là tiền tăng huyết áp. Tiền tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột qụy vì vậy các bác sĩ thường khuyên bạn nên thay đổi lối sống, ví dụ như tập thể dục và có thói quen ăn uống lành mạnh, để giúp hạ huyết áp xuống mức bình thường.
  • Chất béo bão hòa: Một loại chất béo không lành mạnh được tìm thấy trong thực phẩm như thịt đỏ, thịt gia cầm, và các sản phẩm từ sữa. Nghiên cứu cho thấy chất béo bão hòa làm tăng lượng cholesterol trong máu và cholesterol LDL ("xấu"), có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Natri (muối): Một chất dinh dưỡng thiết yếu có trong nhiều loại thực phẩm và muối ăn. Muối giúp cơ và các tế bào thần kinh hoạt động và kiểm soát huyết áp của bạn. Chỉ cần một chút là đủ mức cần thiết. Quá nhiều natri trong cơ thể có thể gây ra huyết áp cao và đầy hơi. Giới hạn khuyến cáo hàng ngày đối với natri là 2.300 miligam (tương đương với 1 muỗng cà-phê muối ăn). Nếu bạn bị cao huyết áp hoặc các vấn đề sức khoẻ khác, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên ăn thậm chí còn ít hơn.
  • Tập luyện gắng sức: một kiểu bài tập nhằm hình thành lực cơ và tăng sức mạnh cơ, bao gồm bài tập hít đất, nâng tạ, tập luyện với dây đàn hồi. Bài tập này có thể giúp kiểm soát cân nặng, hạ thấp nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Kiểm soát căng thẳng: Những điều có thể giúp giảm lo lắng và căng thẳng như thiền, chánh niệm, tập thể dục, và cười.
  • Chất béo chuyển hóa: Một loại chất béo không lành mạnh được tạo ra thông qua phương pháp chế biến thực phẩm gọi là hydro hóa một phần, thường được tìm thấy trong các cửa hàng bán bánh quy, bánh quy giòn, bánh, và nhiều thực phẩm chiên. Các chuyên gia coi đây là một trong những loại tồi tệ nhất vì nó làm tăng mức cholesterol LDL (xấu) và làm giảm mức cholesterol HDL (tốt), qua đó tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Do vậy, tránh các chất béo chuyển hóa càng nhiều càng tốt.
  • Triglycerides: Cơ thể bạn chuyển bất kỳ lượng calo dư thừa nào mà nó không sử dụng thành một loại chất béo được gọi là triglycerides, chứa trong các tế bào mỡ của bạn. Mức độ Triglyceride cao sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
  • Chất béo không bão hòa: Một loại chất béo lành mạnh được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như bơ, quả hạch, và dầu như ô liu và dầu hạt cải canola. Chất béo chưa bão hòa được chia làm hai loại: không bão hòa dạng đơn và không bão hòa đa nguyên.

Nguồn: WebMD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây