Huyết áp nên được đo ở cả hai bên cánh tay?

Thứ hai - 16/12/2019 21:51
Sự khác biệt về chỉ số huyết háp giữa hai bên cánh tay có thể cho thấy dấu hiệu về mạch máu.

Theo một nghiên cứu gần đây, sự khác biệt về chỉ số huyết áp được đo từ cánh tay trái và tay phải có thể là dấu hiệu của bệnh tim và mạch máu và nguy cơ tử vong.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy nếu có sự khác biệt từ 15 điểm trở lên giữa chỉ số huyết áp ở hai bên cánh tay trái và tay phải sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu ngoại biên, động mạch hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch lên gấp 2,5 lần

Sự khác biệt 15 điểm tương tự ở chỉ số huyết áp tâm thu cũng làm tăng 60% nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch não. Bệnh này liên quan đến các vấn đề về suy nghĩ, như chứng suy giảm trí nhớ hoặc tăng nguy cơ đột quỵ.

Các nhà nghiên cứu nói kết quả cho thấy các bác sĩ nên thường xuyên so sánh chỉ số huyết áp từ cả hai bên cánh tay để ngăn ngừa tử vong không đáng có.

Mặc dù việc đo huyết áp ở từ cả hai bên cánh tay được xem là một phần trong quá trình kiểm tra đã được hông qua ở Châu Âu, và một số hướng dẫn ở Mỹ cũng khuyến cáo, nhưng phát ngôn viên Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ Richard Stein, MD, nói rằng trên thực tế nó không thường xuyên được thực hiện ở Mỹ.

Stein, giáo sư tim mạch của Trường Y New York cho biết, “Điều này rất thú vị, nó có thể được áp dụng ngay lập tức khi chúng ta đã hiểu rõ về nó với hiệu quả phát hiện rõ hơn những người có nguy cơ mắc bệnh”.

Liệu đo huyết áp ở 2 bên có tốt hơn 1 bên?

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu Anh đã tìm hiểu 20 nghiên cứu về những khác biệt ở huyết áp tâm thu – huyết áp máu trong động mạch khi tim co lại – giữa hai bên cánh tay.

Các kết quả được công bố trên tạp chí The Lancet cho thấy, nếu có sự khác biệt từ 15 điểm trở lên trong các chỉ số huyết áp tâm thu giữa cánh tay trái và tay phải thì có liên quan đến khả năng xảy ra nhiều nguy cơ liên quan đến tim, bao gồm:

  • Nguy cơ mắc bệnh mạch máu ngoại biên cao gấp 2,5 lần
  • Nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não cao hơn 60%

Nguy cơ mắc bệnh mạch máu ngoại biên cũng cao hơn khi có sự khác biệt về huyết áp từ 10 điểm trở lên.

Nếu bệnh mạch máu ngoại biên được phát hiện ở giai đoạn sớm, các biện pháp điều trị như ngưng hút thuốc, hạ huyết áp, hoặc sử dụng thuốc nhóm statin có thể làm giảm tỷ lệ tử vong.

"Các phát hiện từ nghiên cứu của chúng tôi nên được đưa vào các hướng dẫn trong tương lai về tăng huyết áp và đo chỉ số huyết áp ... để thúc đẩy sàng lọc bệnh mạch máu ngoại biên và kiểm soát các yếu tố nguy cơ", Christopher Clark, Hiệu trưởng trường Y và Nha Peninsula, cho biết tại Đại học Exeter, và các đồng nghiệp.

Cần thêm nhiều nghiên cứu về cách đo huyết áp

Bình luận về nghiên cứu này, Natasha Stewart, chuyên viên tim mạch của Quỹ Tim mạch Anh cho biết: "Về mặt lý thuyết, đo huyết áp trên cả hai cánh tay để đánh giá nguy cơ bệnh mạch máu ngoại biên là một việc nhanh và đơn giản. Nhưng hiện vẫn còn quá sớm để nói xem liệu ý tưởng này có thể trở thành một phần trong thực tiễn chăm sóc sức khoẻ tiêu chuẩn và do đó chúng ta cần thêm nghiên cứu để làm sáng tỏ nó".

"Điều rất quan trọng là các yếu tố nguy cơ khác, ngoại trừ huyết áp cao, cũng đã được tính đến để xác định xem liệu các bác sĩ có cần phải tìm hiểu kỹ hơn nguy cơ bệnh tim của một ai đó hay không", cô nói.

Trong một bài xã luận đi kèm với nghiên cứu, Richard McManus thuộc Đại học Oxford và Jonathan Mant - Đại học Cambridge, cho biết cần phải nghiên cứu thêm để làm rõ xem liệu sự khác biệt trong các chỉ số huyết áp có phải là biện pháp đề phòng hay không.

"Nhìn chung, nghiên cứu tổng hợp và phân tích tổng quan của Clark và cộng sự đã củng cố những hướng dẫn hiện tại cho thấy nên tiến hành đo huyết áp ở cả hai bên cánh tay", họ viết. "Việc xác định sự khác biệt này nên trở thành một phần trong quá trình chăm sóc thường lệ, trái với một khuyến cáo của hướng dẫn mà hầu như đã bị bỏ qua".

Nguồn: WebMD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây