Phục hồi sau tai biến mạch máu não tại nhà hiệu quả
Một nghiên cứu mới cho biết, khi nói đến việc giúp đỡ bệnh nhân bị tai biến đi lại trở lại thì các phương pháp tiếp cận kỹ thuật thấp, tại nhà để phục hồi cũng có thể đạt được hiệu quả như các chương trình tập luyện trên máy chạy bộ ở các cơ sở phục hồi.
Các nhà nghiên cứu cho biết, chìa khóa thành công là cường độ và tần suất tập thể dục, chứ không phải là nơi tập hoặc thời gian bao lâu bệnh nhân mới tập vật lý trị liệu sau khi đột quỵ.
Đây được cho là nghiên cứu lớn nhất về phục hồi chức năng sau đột quỵ từng được tiến hành tại Mỹ. Khoảng một nửa trong số 408 người tham gia, bị liệt nửa người khi bắt đầu điều trị có thể đi bộ xa hơn với tốc độ nhanh hơn một năm sau, ở cả trường hợp tập vật lý trị liệu ở nhà mỗi lần 90 phút, 3 lần một tuần trong 3 tháng và trường hợp tập theo một chương tập luyện trên máy chạy bộ hỗ trợ nâng đỡ cơ thể tại một cơ sở phục hồi.
Hơn nữa, những người tham gia bắt đầu các chương trình hồi phục sau đó, khoảng 6 tháng sau tai biến đã phát hiện cũng cải thiện nhiều như những người bắt đầu tập luyện phục hồi ngay sau khi bị đột quỵ được 8 tuần. Được biết nghiên cứu được công bố trên tờ tạp chí Y khoa của New England.
Ảnh hưởng của tai biến mạch máu não
Khoảng 2/3 số người bị đột quỵ sẽ khó có thể đi bộ, ít nhất là trong giai đoạn đầu.
Những người cố gắng có thể đi bộ trở lại trên đôi chân của mình thường thấy việc này có thể thực hiện một cách rất chậm và nguy hiểm.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc đã bị đột quỵ sẽ có nguy cơ bị ngã khụy gấp 4 lần và tăng nguy cơ chấn thương hông sau khi bị ngã lên 10 lần.
Không có sự đồng thuận về cách tốt nhất giúp một người khôi phục được khả năng đi lại của họ, nhưng có một liệu pháp – đó là tập luyện trên máy chạy bộ hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng cơ thể - ngày càng trở nên phổ biến tại các cơ sở phục hồi chức năng.
Trong loại hình tập luyện này, các bệnh nhân sẽ được hỗ trợ bởi một dây nịt trên máy chạy bộ, trong khi các nhà trị liệu giúp họ di chuyển bên chân yếu. Theo thời gian dây nịt sẽ hỗ trợ ít trọng lượng cơ thể hơn cho đến khi bệnh nhân có thể đứng và tự đi bộ.
“Theo hiểu biết của tôi, đây là thử nghiệm nghiêm túc, quy mô lớn đầu tiên chỉ ra rằng các bệnh nhân có thể cải thiện được nhiều khi đi bộ, với phương pháp vật lý trị liệu tại nhà cũng như phương pháp tập luyện trên máy chạy bộ bệnh nhân phải ở lại nội trú tốn kém và các kỹ thuật phức tạp khác so với các thiết bị sẵn có tại nhà”, theo Richard B. Libman Giám đốc bộ phận thần kinh học mạch máu tại Trung tâm Y tế của người Do Thái Long Island ở New Hyde Park, NY. Tuy nhiên các chuyên gia khác nói rằng họ rất ngạc nhiên và không mấy thuyết phục trước kết quả.
Việc nhận thấy trong nghiên cứu này, phương pháp tập luyện hỗ trợ cân nặng cơ thể lại không hiệu quả hơn so với các bài tập tại nhà thì khá là ngạc nhiên. Bởi vì tất cả những thứ mà chúng tôi nghĩ đến là bệnh nhân sẽ học tốt hơn không chỉ trên máy chạy bộ, mà còn với sự hỗ trợ trọng lượng cơ thể.
Kết quả nghiên cứu đã bị làm khác đi vì thực thế có đến hơn 80% trong số những người tham gia nghiên cứu ở tất cả các nhóm cũng nhận được các chương trình vật lý trị liệu bổ sung, thường là ở các cơ sở ngoại trú, cùng với chương trình tập luyện đi lại mà họ đã được chỉ định trong nghiên cứu. Những gì không được kiểm soát là những can thiệp vật lý trị liệu mà họ nhận được bên ngoài nghiên cứu.
So sánh tập luyện trên máy chạy bộ với tập luyện tại nhà
Để nghiên cứu, các tác giả đã tuyển dụng các bệnh nhân trên 18 tuổi có một bên chân bị yếu sau lần đột quỵ gần đây từ 6 cơ sở phục hồi chức năng tại California và Florida.
Để được tuyển chọn họ phải có thể đi bộ ít nhất 33m với ít hỗ trợ nhất và chịu được việc tập luyện. Họ cũng phải sống ở nhà, học mong đợi sẽ được trở về nhà sau điều trị.
408 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn cho nghiên cứu này và độ tuổi trung bình của những người tham gia là 62.
Hai tháng sau tai biến mạch máu não, họ được phân ngẫu nhiên vào một trong 3 nhóm: tập luyện trên máy chạy bộ sớm, tập luyện trên máy chạy bộ thời gian lâu sau khi đột quỵ, hoặc tập thể dục ở nhà.
Tất cả những người tham gia đã được trị liệu vật lý từ 30 đến 36 lần, mỗi lần 90 phút, 3 ngày một tuần. Nhóm tập luyện với máy chạy bộ sớm và nhóm tập luyện tại nhà đã bắt đầu thực hiện chế độ của mình 2 tháng sau khi đột quỵ. Nhóm tập với máy chạy bộ muộn bắt đầu sau 6 tháng.
Tại các buổi tập với máy chạy bộ, bệnh nhân được trợ giúp giữ người bằng dây nịt để hỗ trợ nâng đỡ một phần cơ thể. Một nhà vật lý trị liệu giúp họ di chuyển chân yếu khi họ đi bộ trong 20 đến 30 phút trên máy chạy bộ. Sau đó họ thực hành đi bộ trên mặt đất thêm 15 phút nữa. Phần còn lại của buổi tập dành cho các bài tập khởi động và kéo căng.
Trong các buổi tập thể dục ở nhà, một nhà trị liệu vật lý đã cùng hoạt động với những người tham gia để cải thiện sự thăng bằng, sức mạnh và tính linh hoạt. Các buổi học sẽ tăng dần mức độ khó khăn hơn. Nhóm tập luyện tại nhà thường được khuyến khích đi bộ hàng ngày, nhưng đi bộ không phải là một phần trong chương trình đào tạo, tập luyện của họ.
Một năm sau khi đột quỵ, 52% người tham gia đã được cải thiện được một mức chức năng, có nghĩa là nếu trước khi nghiên cứu họ đi được dưới 1 dặm/giờ, thì họ có thể đi bộ ít nhất một dặm / giờ sau quá trình tập luyện. Nếu trước nghiên cứu họ đi được từ 1 đến 2 dặm/giờ thì giờ đây họ có thể đi được ít nhất 2 dặm/ giờ. Đây là những cải thiện đáng kể.
Nếu bạn xem tốc độ đi bộ điển hình của một người cao tuổi thì thực sự chỉ khoảng 2 dặm/giờ hoặc nhanh hơn một chút, vì vậy kết quả thực sự đã đạt được những tiêu chuẩn ở độ tuổi của họ.
Với tốc độ đi bộ dưới một dặm/giờ, thật khó để làm được những điều cơ bản như băng qua đường trước khi đèn giao thông thay đổi.
Tất cả các nhóm cũng có sự cải thiện tương tự trong phục hồi cơ, giữ thăng bằng, các hoạt động chức năng, và chất lượng cuộc sống.
Có các tình trạng bị ngã khụy và các trường hợp bất lợi trong các bài tập trên máy chạy bộ, mặc dù tỷ lệ này rất thấp ở tất cả các nhóm.
Một khác biệt chính ở các nhóm nữa là tỉ lệ duy trì. Có ít người bỏ ngang trong chương trình tập luyện tại nhà – cụ thể, chỉ có 3% nhóm này ngừng tập luyện, so với 13% trong nhóm tập luyện sớm với máy chạy bộ và 17% ở nhóm tập huấn trễ với máy chạy bộ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn