Tai biến mạch máu não (Đột quỵ)
Tổng quan về tai biến mạch máu não
Nếu bạn bị tai biến mạch máu não (đột quỵ), nó có nghĩa là một cái gì đó đã cắt đứt nguồn cung cấp máu cho não của bạn.
Đây là bệnh cần cấp cứu khẩn cấp, bởi vì không có oxy và các chất dinh dưỡng từ máu, một phần của bộ não sẽ bị ảnh hưởng nhanh chóng và bắt đầu chết não.
Vì vậy, bạn hoặc một người ở bên bạn, cần gọi 115 ngay. Các triệu chứng bao gồm:
- Đột ngột tê hoặc yếu ở một bên cơ thể
- Không thể nói
- Nhìn mờ hoặc nhìn đôi ở 1 mắt
- Bất ngờ chóng mặt hoặc ngã
Các cơn đột quỵ diễn ra theo một trong hai cách chính:
- Một cục máu đông ngăn chặn dòng máu chảy vào não. Đây là đột quỵ thiếu máu ( nhồi mãu não).
- Một mạch máu bị vỡ hoặc rò rỉ trong não. Các bác sĩ gọi đây là đột quỵ chảy máu (xuất huyết não).
Khi bị tai biến mạch máu não, các tế bào não không thể sống lâu hơn vài phút nếu không có oxy.
Tai biến mạch máu não do huyết khối (nhồi máu não)
Đó là khi cục máu đông máu di chuyển qua một mạch máu trong não hoặc cổ. Hầu hết tai biến (khoảng 80% -90%) đều thuộc loại này. Các bác sĩ gọi đây là tai biến do thiếu máu não cục bộ.
Một số cục máu đông hình thành bên trong mạch máu và ở lại, ngăn chặn lưu thông máu trong não. Các bác sĩ gọi đây là "huyết khối trong não". Các nguyên nhân thường là cholesterol cao và các động mạch bị hẹp hoặc xơ cứng.
Tai biến mạch máu não cũng có thể xảy ra nếu cục máu đông hình thành ở một phần khác của cơ thể - thường ở tim hoặc trên ngực và cổ - và di chuyển trong máu cho đến khi nó làm tắc nghẽn dòng máu đến não của bạn. Đây là "tắc nghẽn mạch máu não".
Đôi khi, cục máu đông tự tan rã hoặc biến mất. Đây là một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Mặc dù cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) không làm tổn thương não vĩnh viễn, bạn cũng không thể nói được nếu TIA đang xảy ra, vì vậy bạn phải gọi 115 khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Không bao giờ chờ đợi nó tự hết hoặc để quá muộn khi tìm kiếm điều trị.
TIA cũng có thể có nghĩa là bạn có nguy cơ bị tai biến mạch máu não bùng phát ngay sau đó.
Tai biến mạch máu do chảy máu não ( xuất huyết não)
Điều này xảy ra khi có chảy máu trong não. Những cơn đột quỵ xuất huyết này ít phổ biến hơn so với nhồi máu não, nhưng thường nghiêm trọng hơn và gây tử vong nhiều hơn
Thông thường, nó xảy ra sau khi phình động mạch - một điểm mỏng hoặc yếu trên động mạch bị vỡ ra do áp lực máu. Hoặc cũng có thể thành động mạch trở nên mỏng manh theo thời gian và sau đó vỡ ra.
Làm thế nào để giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não
Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh trong tử cung. Tuy nhiên, tỷ lệ đột qụy tăng lên nhanh chóng sau tuổi trung niên.
Cách làm giảm khả năng bị tai biến:
- Giữ cho huyết áp của bạn khỏe mạnh. Nếu bạn bị cao huyết áp (liên tục trên 140/90), thì điều trị hạ huyết áp là việc tốt nhất bạn có thể làm để giảm nguy cơ đột quỵ.
- Tránh thuốc lá. Hút thuốc lá và nhai thuốc lá - ngay cả hít khói thuốc gián tiếp cũng gây ra những thay đổi cơ thể trong cơ thể. Chúng có thể làm dày lớp máu của bạn và làm cho nó có nhiều khả năng có cục máu đông và gây ra mỡ tích tụ trong động mạch của bạn.
- Kiểm soát mức cholesterol máu. Mức LDL cao- còn gọi là cholesterol "có hại", làm tăng khả năng tạo mảng bám ( mảng xơ vữa) trong động mạch, khiến bạn có nguy cơ cao về cục máu đông gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường, nếu bạn mắc nó. Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến đột quỵ do làm hỏng mạch máu của bạn.
- Kiểm tra cân nặng và vòng eo của bạn. Bác sĩ có thể cho bạn biết nếu những con số này ở trong phạm vi khỏe mạnh. Nếu bạn có vòng 2 lớn hơn 101 cm đối với nam giới hoặc trên 89 cm đối với phụ nữ, điều đó có thể đặc biệt nguy hiểm.
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Khi bạn bị tai biến, não không nhận được lượng máu cần thiết. Bạn cần điều trị ngay để giảm nguy cơ bị tổn thương não, tàn tật, hoặc thậm chí tử vong.
Sử dụng cách kiểm tra FAST để kiểm tra các triệu chứng thường gặp nhất của đột quỵ ở chính bạn hoặc người khác.
- Mặt (Face): Bạn cười và quan sát xem có bên mặt nào sụp xuống không.
- Cánh tay (Arms): Nâng 2 tay lên. Có một cánh tay bị rũ xuống?
- Nói (Speech): Nói một cụm từ ngắn và kiểm tra xem có kỳ lạ không.
- Thời gian (Time): Nếu câu trả lời là có bất cứ dấu hiệu nào, hãy gọi 115 ngay và ghi nhớ thời điểm bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
Thời gian có ý nghĩa trong điều trị tai biến mạch máu não. Tốt nhất là gọi xe cấp cứu. Nhân viên cứu thương có thể đánh giá tình huống của bạn sớm hơn, và điều đó sẽ làm tăng cơ hội nhận được sự điều trị mà bạn cần càng sớm càng tốt.
Tùy thuộc vào loại tai biến, bạn có thể dùng aspirin hoặc thuốc chống đông máu tác dụng mạnh. Kết quả tốt nhất xảy ra khi bạn nhận được thuốc này trong vòng 3 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu. Nếu đột qụy do xuất huyết não, các bác sĩ sẽ cố gắng ngăn chặn sự chảy máu càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu cảnh báo tai biến
Đôi khi tai biến xảy ra từ từ. Nhưng bạn có thể có một hoặc nhiều triệu chứng đột ngột như sau:
- Tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay, hoặc chân, đặc biệt ở một bên
- Lẫn lộn hoặc gặp khó khăn trong việc hiểu người khác
- Khó nói
- Gặp vấn đề với một hoặc cả hai mắt
- Khó khăn khi đi bộ hoặc giữ cân bằng hoặc phối hợp
- Chóng mặt
- Nhức đầu nghiêm trọng xảy ra mà không có lý do
Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy gọi số 115 ngay cả khi bạn không chắc mình bị tai biến mạch máu não.
Sự chuẩn bị
Mỗi năm, có khoảng 800.000 người ở Hoa Kỳ bị đột quỵ. Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai bất cứ lúc nào. Lập kế hoạch cho trường hợp khẩn cấp có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
- Tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo của một cơn tai biến và cũng để cho gia đình và bạn bè của bạn biết.
- Nếu bạn có bất kỳ bệnh lý nào, bị dị ứng với cái gì hay đang dùng thuốc gì, hãy liệt kê trước ra 1 cuốn sổ.
- Dạy con bạn kiểm tra FAST, cộng với cách gọi 115, cho địa chỉ của bạn, và mô tả những gì đang xảy ra.
Các triệu chứng của tai biến mạch máu não
Bạn nên xem xét các triệu chứng cảnh báo dấu hiệu và tham khảo ý kiến của những chuyên viên y tế:
- Đột ngột yếu hoặc tê ở mặt, cánh tay, hoặc chân ở một bên của cơ thể.
- Mất thị lực đột ngột, sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp, cảm giác, lời nói, hoặc khả năng hiểu được lời nói. Những triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
- Đột ngột nhìn mờ, đặc biệt là trong một mắt.
- Đột ngột mất cân bằng, có thể kèm theo nôn mửa, buồn nôn, sốt, nấc cụt, hoặc khó nuốt.
- Nhức đầu đột ngột và nghiêm trọng mà không có nguyên nhân khác, đi kèm với mất ý thức nhanh chóng - dấu hiệu của đột quỵ xuất huyết.
- Mất ý thức tạm thời.
- Chóng mặt không rõ nguyên nhân và ngã đột ngột.
Bạn có thể:
Gọi 115 nếu:
Nếu bạn hoặc ai đó có biểu hiện bất cứ dấu hiệu đột quỵ nào, đừng trì hoãn vì điều trị nhanh chóng là điều quan trọng để tồn tại và hồi phục.
Gọi cho các dịch vụ khẩn cấp
Nếu các triệu chứng trôi qua nhanh, điều này có thể chỉ là cơn thiếu mãu não thoáng qua (TIA), do tắc nghẽn tạm thời dòng máu chảy vào não, thường là tiền đề của tai biến mạch máu não. Đừng bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này.
Bạn phải đến bệnh viện ngay lập tức
Một số phương pháp điều trị phải bắt đầu trong vòng vài giờ đầu tiên tính từ khi triệu chứng bắt đầu xuất hiện; Điều trị sớm thường có thể giúp ích.
Các loại tai biến mạch máu não
Nếu ai đó bị tai biến mạch máu não, đừng vội kết luận về việc bệnh sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào. Không phải các loại tai biến đều được tạo ra như nhau. Có ba loại chính, có các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo khác nhau.
Tất cả các loại đột quỵ có một điểm chung: mất máu đến một phần của não. Điều đó gây ra những vấn đề lớn.
Các tế bào não cần oxy, và oxy được vận chuyển bằng máu của bạn. Vì vậy, khi tai biến xảy ra làm cắt giảm sự cung cấp máu, một số tế bào não bắt đầu chết. Và điều đó sẽ đặt ra những rắc rối như mất trí nhớ, sự nhầm lẫn, và tê ở một bên cơ thể của bạn.
Có ba loại đột quỵ chính:
- Đột quỵ thiếu máu (nhồi máu não)
- Đột quỵ xuất huyết não (chảy máu não)
- Đột quỵ thoáng qua (cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA))
Nếu bạn có dấu hiệu của bất kỳ cái nào trong số đó, hãy gọi số 115 ngay. Càng được điều trị sớm, bạn càng giảm được những ảnh hưởng lâu dài.
Nhồi mãu não ( thiếu máu não cục bộ)
Hầu hết tai biến mạch máu não là loại này. Bệnh này xuất hiện khi có mảng xơ vữa tích tụ ở thành động mạch và gây thu hẹp lòng mạch. Đây được gọi là chứng xơ vữa động mạch, và nó làm chậm dòng máu. Khi mảng xơ vữa bong ra và di chuyển, máu có thể tụ lại và hình thành cục máu đông - động mạch của bạn sẽ bị tắc nghẽn.
Bên cạnh chứng xơ vữa động mạch, một số nguyên nhân khác của nhồi máu não là:
- Nhịp tim không đều
- Nhồi máu cơ tim
- Vấn đề với van tim
- Tổn thương các mạch máu ở cổ
- Vấn đề đông máu
Có hai loại nhồi máu não:
Đột quỵ do huyết khối ( cục máu đông). Chúng được gây ra bởi một cục máu đông hình thành trong động mạch của não.
Đột quỵ do nghẽn mạch. Chúng xảy ra khi cục máu đông hình thành ở nơi khác trong cơ thể và di chuyển đến các mạch máu nuôi não. Nó bị mắc kẹt ở đó và ngăn chặn dòng máu của bạn.
Các triệu chứng của đột quỵ nhồi máu não phụ thuộc vào những bộ phận nào của não bị ảnh hưởng. Chúng có thể bao gồm những triệu chứng như:
- Tê hoặc yếu ớt đột ngột ở mặt, cánh tay hoặc chân, thường ở một bên cơ thể
- Ý thức bị nhầm lẫn
- Vấn đề nói hoặc hiểu
- Chóng mặt, mất cân bằng hoặc phối hợp, khó đi bộ
- Mất thị lực hoặc nhìn đôi
Bạn có nhiều khả năng bị nhồi máu não nếu bạn:
- Trên 60 tuổi
- Có huyết áp cao, bệnh tim, cholesterol cao, hoặc bệnh tiểu đường
- Có nhịp tim bất thường
- Hút thuốc lá
- Có tiền sử gia đình về tai biến mạch máu não
Đôi khi bạn có thể bị biến chứng. Một cơn tai biến phá hủy các tế bào não của bạn. Tế bào não càng bị tổn thương nhiều, bạn càng có nhiều vấn đề. Đó là lý do tại sao cần phải giúp đỡ y tế càng sớm càng tốt. Nếu bạn không được điều trị, bạn có thể gặp rắc rối như:
- Sự tích tụ chất lỏng, phù não, và chảy máu trong não
- Co giật
- Các vấn đề với trí nhớ và sự hiểu biết
Xuất huyết não ( chảy máu não)
Điều này xảy ra khi có máu chảy trong não của bạn, gây phá hủy các tế bào não gần đó. Nó có thể được gây ra bởi bệnh phình mạch máu (đó là một vị trí yếu trong một mạch máu)
Một nguyên nhân gây tai biến xuất huyết não là AVM (dị dạng động tĩnh mạch). Đó là một mạch máu cấu tạo bất thường bị vỡ ra và xuất huyết.
Bác sĩ có thể cho bạn biết về hai loại đột quỵ chảy máu não dựa trên vị trí xảy ra chảy máu. Nếu bác sĩ nói rằng bạn bị "xuất huyết dưới màng nhện", điều đó có nghĩa là nó xảy ra ở khu vực giữa não và hộp sọ của bạn. Nhưng nếu bác sĩ nói rằng đó là một "xuất huyết nội sọ", có nghĩa là sự chảy máu nằm trong não.
Đột quỵ chảy máu não thường bắt đầu đột ngột và trầm trọng. Một số điều có thể xảy ra:
- Nhức đầu dữ dội mà một số người mô tả là "nhức đầu tồi tệ nhất mà họ từng có"
- Ý thức nhầm lẫn
- Buồn nôn hoặc nôn vọt
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Vấn đề với tầm nhìn
- Bất tỉnh
Bạn có nhiều khả năng bị tai biến chảy máu não nếu bạn:
- Trên 65 tuổi
- Có cholesterol cao, huyết áp cao, hoặc bị bệnh tiểu đường mà không được kiểm soát
- Bị béo phì
- Đã từng bị đột quỵ trong quá khứ
- Có tiền sử gia đình về đột quỵ
- Hút thuốc lá
- Ăn thực phẩm không lành mạnh
- Không tập thể dục
Một cơn đột quỵ xuất huyết có thể gây ra các biến chứng như:
- Co giật
- Các vấn đề về trí nhớ và suy nghĩ
- Vấn đề tim mạch
- Nuốt khó, khó ăn, uống
Cơn thiếu mão não thoáng qua (TIA)
Đây là một sự tắc nghẽn tạm thời trong lưu lượng máu đến não của bạn. Đôi khi bác sĩ của bạn có thể gọi đó là một cơn “mini stroke”. Các triệu chứng thường kéo dài chỉ trong vài phút.
TIA có thể xảy ra vì các mạch máu mang máu đến não bị hẹp. Chúng cũng có thể xảy ra do cục máu đông.
Các triệu chứng có thể tương tự như đột quỵ nhồi máu não. Bạn có thể có biểu hiện:
- Tê ở một bên cơ thể
- Sự nhầm lẫn về ý thức
- Chóng mặt hoặc mất thăng bằng
- Khó nói hoặc hiểu
- Tầm nhìn gặp vấn đề
- Đau đầu nặng
Các nguy cơ gây cơn thiếu máu não thoáng qua TIA cũng giống như đột quỵ, bao gồm:
- Tuổi tác
- Cao huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường và bệnh tim mạch
- Béo phì
- Hút thuốc
- Tiền sử gia đình bị đột quỵ
Cơn thiếu máu não thoáng qua TIA đôi khi có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng bạn sẽ bị tai biến nhồi máu não trong tương lai.
Nếu bạn hoặc ai đó bạn biết có bất kỳ triệu chứng mà có vẻ giống tai biến mạch máu não, hãy nhận sự trợ giúp y tế gấp.
Tai biến mạch máu não thầm lặng (đột quỵ im lặng)
Bạn có bị tai biến mạch máu não không? Làm thế nào bạn có thể biết?
Tai biến ( đột quỵ) là một sự ngưng đột ngột của việc cung cấp máu đến một phần của não. Một số người bị đột quỵ mà không bao giờ biết điều đó. Tình trạng này gọi là đột quỵ im lặng, vì không có các triệu chứng dễ nhận ra, hoặc bạn không nhớ chúng. Nhưng chúng gây tổn thương vĩnh viễn trong não của bạn.
Nếu bạn đã có nhiều lần tai biến mạch máu não thầm lặng, bạn có thể có vấn đề về suy nghĩ và trí nhớ. Chúng cũng có thể dẫn đến tai biến nghiêm trọng hơn.
Phát hiện tai biến mạch máu não thầm lặng
Nếu bạn bị đột quỵ im lặng, có thể bạn sẽ không biết điều đó, trừ khi bạn tình cờ có một cuộc kiểm tra não và tổn thương xuất hiện. Bạn có thể gặp vấn đề về trí nhớ hoặc gặp khó khăn khi đi lại. Bác sĩ có thể nhìn thấy dấu hiệu của bệnh này mà không cần kiểm tra.
Đột quỵ im lặng phổ biến hơn bạn nghĩ
Một nghiên cứu ở những người trung niên không có dấu hiệu tai biến mạch máu não cho thấy có khoảng 10% bị tổn thương não.
Huyết áp cao và nhịp tim không đều làm tăng nguy cơ của bạn.
Những tổn thương xảy ra là vĩnh viễn, nhưng một số phương pháp trị liệu có thể giúp kích thích các bộ phận khác của não để bạn lấy lại các chức năng có thể đã suy yếu.
Ngăn chặn tai biến mạch máu não với những thói quen tốt
Những thói quen lành mạnh này có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị đột quỵ và bệnh tim mạch:
- Theo dõi và kiểm soát huyết áp của bạn.
- Theo dõi và kiểm soát cholesterol của bạn.
- Giữ đường huyết của bạn trong giới hạn cho phép.
- Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá.
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây tươi, rau, và ngũ cốc nguyên hạt. Cắt giảm mỡ, muối và đường.
- Tập thể dục đều đặn.
- Giữ cân nặng phù hợp.
Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não
Nguyên nhân có thể là do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu hoặc vỡ mạch máu gây xuất huyết
Một cơn tai biến xảy ra khi máu cung cấp cho não bạn bị cắt. Nếu không có oxy trong máu, tế bào não sẽ bắt đầu chết trong vòng vài phút. Hai trong số 3 người sống sót sau đột quỵ có khuyết tật, như tê liệt hoặc gặp khó khăn.
Một cơn đột quỵ có thể xảy ra theo hai cách chính: Một cái gì đó chặn dòng máu, hoặc một cái gì đó gây ra chảy máu trong não.
Đột qụy thiếu máu cục bộ (nhồi máu não). Chiếm tỉ lệ gần 9 trong 10 bệnh nhân đột quỵ. Nó xảy ra khi một mạch máu cung cấp máu tới não của bạn bị nghẽn. Nó có thể xảy ra khi các mảng xơ vữa tích tụ trong động mạch máu não vỡ ra, tạo cục máu đông và gây tắc mạch máu não. Hoặc khi dòng máu chảy ra từ một nhịp tim bất thường tạo thành cục máu đông di chuyển lên não.
Đột qụy xuất huyết ( chảy máu não). Một cơn “đột quỵ xuất huyết” ít gặp hơn nhưng nghiêm trọng hơn. Một mạch máu trong não của bạn phình lên và vỡ, hoặc bị rò rỉ, suy yếu. Huyết áp cao không được kiểm soát và uống quá nhiều thuốc chống đông máu có thể gây ra chứng tai biến xuất huyết não.
Một số người có những cơn thiếu máu não thoáng qua TIA, còn được gọi là “mini stroke”, nó là kết quả của sự tắc nghẽn tạm thời. Nó không gây tổn thương não vĩnh viễn. Nhưng nó làm tăng khả năng bạn bị đột quỵ nhiều lần.
Nguyên nhân
Bạn có thể cần điều trị một số bệnh lý, vì các bệnh lý này làm tăng khả năng bị tai biến mạch máu não hơn. Những bệnh và yếu tố khác khiến bạn tăng nguy cơ bị tai biến:
Huyết áp cao. Bác sĩ của bạn có thể gọi nó là cao huyết áp, tăng huyết áp. Đó là nguyên nhân lớn nhất gây đột quỵ. Nếu huyết áp của bạn thường là 140/90 hoặc cao hơn, bác sĩ sẽ thảo luận điều trị huyết áp với bạn.
Thuốc lá. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ mắc bệnh của bạn. Nicotin làm cho huyết áp tăng lên. Khói thuốc lá gây ra sự tích tụ mỡ trong động mạch cảnh. Nó cũng làm cô đặc máu của bạn và làm cho nó có nhiều khả năng cục máu đông. Ngay cả hít khói thuốc thụ động cũng có thể ảnh hưởng đến bạn.
Bệnh tim mạch. Tình trạng này bao gồm van tim bị khiếm khuyết cũng như rung tâm nhĩ, hoặc nhịp tim không đều, gây ra 1/4 số cơn tai biến mạch máu não ở người cao tuổi. Bạn cũng có thể có động mạch bị tắc do sự tích tụ của chất béo hình thành mảng xơ vữa động mạch.
Bệnh tiểu đường. Những người bị bệnh này thường bị huyết áp cao và thường thừa cân. Cả hai đều tăng nguy cơ tai biến. Chính bệnh tiểu đường cũng làm hỏng mạch máu của bạn, làm cho tai biến có nhiều khả năng xảy ra hơn. Nếu bạn bị đột quỵ khi lượng đường trong máu cao, tổn thương não của bạn sẽ lớn hơn.
Thừa cân và lười vận động. Nếu bạn là đàn ông có vòng eo lớn hơn 101 cm hoặc phụ nữ có kích thước vòng 2 trên 89 cm, nguy cơ đột quỵ của bạn khá cao. Bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách làm việc mỗi ngày. Đi bộ nhanh hơn 30 phút, hoặc tập thể dục tăng cường cơ như chống đẩy và các bài tập với tạ.
Thuốc men. Chất làm loãng máu ( thuốc chống đông máu) được sử dụng để ngăn ngừa huyết khối đôi khi có thể khiến đột quỵ chảy máu não dễ xảy ra hơn. Các nghiên cứu đã thấy sự liên hệ giữa liệu pháp thay thế nội tiết điều trị chứng mãn kinh và nguy cơ đột quỵ cao hơn. Thậm chí liều lượng estrogen thấp trong thuốc tránh thai có thể làm cho tỷ lệ của bạn tăng lên.
Tuổi tác. Bất cứ ai cũng có thể bị tai biến mạch máu não, thậm chí cả thai nhi ở trong tử cung. Nói chung, nguy cơ của bạn tăng lên khi bạn già đi. Chúng tăng gấp đôi mỗi thập kỷ sau tuổi 55.
Gia đình. Đột quỵ có thể di truyền trong gia đình. Bạn và người thân có thể có xu hướng mắc bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường. Một số cơn tai biến có thể là kết quả của một rối loạn di truyền làm tắc nghẽn dòng máu tới não.
Giới tính. Phụ nữ ít có khả năng bị tai biến hơn nam giới ở cùng độ tuổi. Tuy nhiên, nếu phụ nữ có đột quỵ khi cao tuổi, điều này khiến họ ít có khả năng hồi phục và có thể sẽ tử vong hơn.
Chủng tộc. Các cơn đột qụy ảnh hưởng đến người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha (không phải là da trắng) nhiều hơn bất kỳ nhóm nào ở Mỹ. Bệnh hồng cầu hình liềm, một bệnh lý di truyền có thể làm hẹp động mạch và làm gián đoạn dòng máu, cũng phổ biến hơn ở những nhóm này và ở những người có gia đình Từ Địa Trung Hải, Trung Đông, hoặc châu Á.
Xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não
Khoảng một nửa số bệnh nhân đột quỵ là do xơ vữa động mạch.
Có một cơn tai biến mạch máu não là một trong những viễn cảnh đáng sợ nhất của tuổi tác. Tai biến có thể xảy ra đột ngột, mất khả năng sử dụng 1 cánh tay hoặc mất khả năng nói chuyện. Nó có thể gây tử vong hoặc gây tàn tật vĩnh viễn.
Xơ vữa động mạch gây thu hẹp và làm cứng lại các động mạch, gây ra các cơn đau tim ( bình thường các động mạch sẽ mềm mại, đàn hồi tốt). Xơ vữa động mạch tiến triển trong im lặng, không có triệu chứng. Chính nó làm cho bộ não của chúng ta bị đặt vào tình huống gặp rủi ro.
Giảm các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch sẽ làm giảm tai biến. Thực hiện một vài thay đổi lối sống có thể bảo vệ não của bạn.
Số liệu về xơ vữa động mạch và đột quỵ
- Khoảng 700.000 cơn tai biến mạch máu não xảy ra mỗi năm ở Hoa Kỳ.
- Một trong năm người sẽ bị đột quỵ trong cuộc đời của mình.
- Một phần tư các cơn tai biến gây tử vong.
- Đột qụy là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở Hoa Kỳ, đằng sau bệnh tim mạch và ung thư.
Mặc dù hầu hết các cơn đột quỵ đều có thể sống sót, tuy nhiên hầu hết mọi người không bao giờ hồi phục hoàn toàn sau đó. Khoảng ¼ những người sống sót bị tàn tật vĩnh viễn.
Có hai loại tai biến mạch máu não chính:
Nhồi máu não: Một động mạch bên trong não hoặc dẫn đến não bị tắc. Thông thường điều này gây ra bởi một cục máu đông hình thành trong động mạch bị tắc. Nó cũng có thể là do một cục máu đông từ tim di chuyển lên não.
Hầu hết các cơn tai biến (khoảng 87%) đều thiếu máu, và hầu hết là do chứng xơ vữa động mạch.
Xuất huyết não: Những cơn tai biến này là do chảy máu trong não. Thông thường, huyết áp cao làm cho động mạch nhỏ vỡ ra. Các mạch máu bất thường (như chứng phình động mạch và dị dạng động tĩnh mạch) có khả năng bị vỡ. Sự chảy máu (xuất huyết) phá vỡ dòng máu khỏe mạnh và tổ chức não.
Đột quỵ xuất huyết ít gặp hơn, chiếm khoảng 13% trong tổng số ca đột quỵ.
Bất kể đột quỵ là do nhồi máu hay chảy máu, các triệu chứng đều giống nhau:
- Đột ngột yếu ở một bên (mặt, cánh tay, hoặc chân)
- Khó phát âm hoặc không nhớ được từ
- Đột ngột nhìn mờ hoặc nhìn đôi
Trong vài giờ sau khi triệu chứng xuất hiện, tế bào não chết vì thiếu oxy và thiếu chất dinh dưỡng, và để lại tổn thương vĩnh viễn.
Nếu các triệu chứng tai biến mạch máu não tấn công, hãy gọi giúp đỡ ngay lập tức. Chỉ cần chăm sóc y tế kịp thời có thể giúp ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn do tai biến.
Chúng ta cần hiểu sự quan trọng của quá trình mà xơ vữa động mạch gây ra đột quỵ như thế nào.
Xơ vữa động mạch xảy ra như thế nào?
Xơ vữa động mạch xảy ra trong các động mạch của não giống như cách nó hình thành ở những nơi khác trong cơ thể:
- Các lớp bên trong của động mạch bị tổn thương do cholesterol máu cao, hút thuốc, hoặc huyết áp cao.
- Tổn thương bên trong thành mạch cho phép cholesterol LDL ("cholesterol có hại") xâm nhập vào thành động mạch, và tích tụ lại.
- Cơ thể sẽ huy động các bạch cầu và các tế bào bảo vệ khác xâm nhập vào thành động mạch, để xử lý LDL.
- Trong nhiều năm, cholesterol tích tụ liên tục cùng với sự tập kết của các tế bào bảo vệ, tạo ra một chỗ gờ lên ở thành động mạch gọi là mảng bám ( mảng xơ vữa)
Thông thường, mảng xơ vữa phát triển chậm, không bao giờ gây ra vấn đề. Trong thực tế, hầu hết mảng xơ vữa không bao giờ được phát hiện. Các động mạch trong não tự điều chỉnh với sự thu hẹp từ từ trong lòng mạch do mảng xơ vữa, và không có triệu chứng xảy ra.
Tuy nhiên, vì những lý do không rõ ràng, mảng xơ vữa cũng có thể trở nên viêm và không ổn định. Nếu một mảng xơ vữa bị vỡ ra, các chất ở trung tâm của nó được tiếp xúc trực tiếp với máu. Kết quả là, một cục máu đông hình thành, có thể nhanh chóng làm nghẽn động mạch. Các tổ chức não ở phía sau chỗ nghẽn đó bị thiếu máu và chất dinh dưỡng, và chết trong vòng vài giờ.
Các yếu tố nguy cơ đối với xơ vữa động mạch và đột qụy
Giống với nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hoặc các bệnh khác, xơ vữa động mạch có cùng một yếu tố nguy cơ. Bao gồm:
- Huyết áp cao (yếu tố nguy cơ quan trọng nhất cho tai biến)
- Hút thuốc lá
- Bệnh tiểu đường
- Mức cholesterol cao bất thường
- Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, ít trái cây và rau quả
- Không hoạt động thể chất
- Béo phì
Cách tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ là kiểm soát những yếu tố nguy cơ này. Nếu bạn đã từng bị đột quỵ hoặc các dạng xơ vữa động mạch khác, làm giảm nguy cơ của bạn thậm chí còn quan trọng hơn.
Xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não và các thuốc tiêu huyết khối
Hầu hết đột quỵ đều do cục huyết khối bất ngờ xuất hiện gây ra do chứng xơ vữa động mạch. Nếu được sử dụng một cách nhanh chóng, các thuốc "tiêu huyết khối" có thể thực sự đảo ngược tình trạng tai biến.
Thuốc tiêu cục máu đông (gọi là chất kích hoạt plasminogen mô hoặc tPA) phải được sử dụng trong vòng ba giờ sau khi có triệu chứng đầu tiên để đạt hiệu quả cao nhất. Nó có thể dùng được cho đến sáu giờ sau khi tai biến xảy ra nếu được đưa trực tiếp vào khu vực tắc nghẽn. Quy trình này được thực hiện chủ yếu ở các bệnh viện lớn. Thật không may, hầu hết mọi người không đưa bệnh nhân đến bệnh viện một cách nhanh chóng sau khi có các triệu chứng, và tPA đã được sử dụng ít.
Nếu bạn phát hiện có bất kỳ triệu chứng đột quỵ nào, đừng ngần ngại: hãy gọi ngay 115. Đó là cơ hội tốt nhất của bạn để có kết quả tốt.
Bắt đầu giảm các yếu tố nguy cơ mắc tai biến mạch máu não của bạn từ hôm nay và bạn sẽ bảo vệ được bản thân khỏi tất cả các biến chứng của xơ vữa động mạch.
Xét nghiệm và kiểm tra tai biến mạch máu não
Chụp CT não, xét nghiệm máu là các xét nghiệm cơ bản được sử dụng để chẩn đoán
Xét nghiệm trong phòng cấp cứu
Xét nghiệm đầu tiên để kiểm tra tai biến mạch máu não thường là chụp CT. Chụp CT có thể cho biết có chảy máu trong não hay không. Xét nghiệm này sẽ cho biết đột quỵ do nhồi máu não hay chảy máu não. Bạn cũng có thể được chụp cộng hưởng từ MRI.
Các xét nghiệm ban đầu khác được khuyến cáo cho đột quỵ nhồi máu não bao gồm:
- Điện tâm đồ (ECG, EKG) để kiểm tra các vấn đề về tim mạch.
- Xét nghiệm máu để giúp bác sĩ lựa chọn cách điều trị và kiểm tra các bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng tương tự như tai biến mạch máu não. Các xét nghiệm có thể bao gồm:
- Công thức máu toàn bộ (CBC).
- Đường huyết.
- Các chất điện giải
- Chức năng gan và thận.
- Thời gian Prothrombin và INR (một xét nghiệm đo thời gian đông máu)
Một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện sau
Nếu có vẻ như bạn bị hẹp động mạch cảnh, bác sĩ có thể muốn bạn xét nghiệm:
- Siêu âm động mạch / Doppler để đo lưu lượng máu qua động mạch.
- Chụp mạch cộng hưởng từ (MRA).
- Chụp CT.
- Chụp động mạch cảnh.
Nếu bác sĩ tin rằng nguyên nhân tai biến mạch máu não có thể là do vấn đề về tim, bạn có thể làm siêu âm tim hoặc kiểm tra Holter.
Các hướng dẫn khuyến cáo rằng các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim cũng được đánh giá sau một cơn đột quỵ để ngăn ngừa tình trạng khuyết tật hoặc tử vong do bệnh tim trong tương lai. Điều này là do nhiều người bị tai biến mạch máu não cũng bị bệnh động mạch vành.
Chẩn đoán tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não xảy ra khi dòng chảy của máu bị ngừng cung cấp tới một phần của não bạn. Điều này có nghĩa là não của bạn không thể có được oxy, và nếu không có nó, các tế bào não có thể bị tổn thương trong vài phút. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải đến phòng cấp cứu ngay nếu bạn nghĩ rằng mình bị đột quỵ. Bạn có thể cần một loại thuốc chống đông máu trong vòng 3 giờ đầu tiên.
Dấu hiệu tai biến có thể khác nhau tùy người. Bài kiểm tra F-A-S-T là một cách dễ nhớ:
- Mặt (Face): Cười. Có phải một bên mặt bị sệ xuống?
- Cánh tay (Arms): Nâng cao cả hai cánh tay và có 1 cánh tay rơi xuống?
- Nói (Speech): Nói một cụm từ thông thường: Nghe có vẻ lạ hoặc bị xáo trộn?
- Thời gian (Time): Gọi 115 ngay lập tức nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này. Ghi nhớ thời điểm các triệu chứng bắt đầu.
Chẩn đoán tai biến mạch máu não
Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ loại trừ các bệnh lý khác có thể gây ra các triệu chứng của bạn. Chúng có thể bao gồm động kinh, chứng đau nửa đầu, lượng đường trong máu thấp, hoặc vấn đề về tim mạch.
Bác sĩ có thể thực hiện:
- Hỏi thời điểm các triệu chứng bắt đầu và nhận thông tin về tiền sử bệnh tật của bạn
- Kiểm tra mức độ bệnh và xem liệu bạn không thể chuyển động một bên mặt hoặc bạn gặp vấn đề với sự phối hợp và cân bằng
- Kiểm tra xem bạn có cảm thấy tê hay yếu trong bất kỳ phần nào của cơ thể
- Xem bạn có gặp khó khăn với tầm nhìn hoặc lời nói của bạn không
- Thực hiện khám thể chất, đo huyết áp, và nghe tim của bạn
Bác sĩ sẽ cần làm xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh để biết bạn bị loại đột quỵ nào. Loại phổ biến nhất được gọi là đột quỵ nhồi máu não ( tắc nghẽn mạch gây thiếu máu não). Gần 90% những người bị tai biến mạch máu não là do nhồi máu não, và nó xảy ra khi cục máu đông làm nghẽn dòng máu. Còn lại, một cơn đột quỵ xuất huyết là khi bạn có sự chảy máu trong não.
Xét nghiệm máu
Số lượng tiểu cầu. Điều này sẽ kiểm tra mức độ tiểu cầu, là những tế bào có chức năng đông máu.
Thời gian đông máu. Một cặp thử nghiệm gọi là PT (thời gian prothrombin) và PTT (thời gian thromboplastin từng phần) có thể kiểm tra nhanh sự đông máu. Nếu thòi gian PT và PTT lâu, nó có thể là một dấu hiệu của vấn đề xuất huyết não.
Chẩn đoán hình ảnh
Chụp cắt lớp vi tính (CT). Bác sĩ chụp CT từ các góc độ khác nhau và tập hợp lại để cho thấy nếu có bất kỳ dấu hiệu chảy máu trong não hoặc tổn thương các tế bào não. Họ có thể đưa thuốc nhuộm vào tĩnh mạch của bạn để tìm ra phình mạch- một chỗ mỏng hoặc yếu trên động mạch.
Chụp cộng hưởng từ (MRI). Công nghệ này sử dụng nam châm và sóng vô tuyến mạnh để tạo ra một hình ảnh chi tiết về bộ não của bạn. Nó sắc nét hơn so với chụp CT, vì vậy nó có thể cho thấy cả những tổn thương nhỏ hơn hoặc đi sâu hơn.
Siêu âm động mạch. Việc này sử dụng sóng âm để tìm các mảng xơ vữa có thể làm hẹp hoặc làm tắc nghẽn những động mạch.
Siêu âm tim. Đôi khi cục máu đông hình thành ở một phần khác của cơ thể (thường là tim) và di chuyển lên não. Siêu âm tim có thể tìm các cục máu đông trong tim.
Chụp mạch máu ở đầu và cổ của bạn. Bác sĩ sẽ đưa thuốc nhuộm cản quang vào máu của bạn để họ có thể nhìn thấy các mạch máu của bạn dưới tia X. Điều này có thể giúp tìm vị trí tắc nghẽn hoặc phình mạch.
Tóm tắt điều trị tai biến mạch máu não
Cần xác định đột quỵ nhồi máu hay chảy máu để có phương pháp điều trị phù hợp
Điều trị đột qụy nhồi máu não ( tắc mạch gây thiếu máu não)
Bác sĩ có thể sẽ tiêm một loại thuốc làm tiêu huyết khối gọi là tPA vào tĩnh mạch cánh tay. Bạn nên sử dụng thuốc này trong vòng 3 giờ sau tai biến ( khoảng thời gian vàng). Trong một số trường hợp, khoảng thời gian "vàng" này có thể kéo dài đến 4,5 giờ. Bạn cần nó khi bạn đang nằm trong phòng cấp cứu.
Nếu bạn không thể sủ dụng tPA - loại thuốc tác dụng mạnh và có thể gây ra chảy máu, bạn có thể dùng aspirin hoặc một loại thuốc khác để làm loãng máu hoặc giữ cho cục máu đông không to lên.
Một lựa chọn điều trị khác là loại bỏ cục máu đông khi bạn đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ luồn một thiết bị gọi là stent động mạch để lấy cục máu đông, hoặc lấy ra bằng ống hút. Họ cũng có thể sử dụng một ống mềm, nhỏ được gọi là một ống catheter để đưa thuốc trực tiếp đến cục máu đông trong não của bạn.
Điều trị đột qụy xuất huyết não ( chảy máu não)
Mục tiêu đầu tiên là tìm ra và kiểm soát được sự chảy máu. Bước tiếp theo phụ thuộc vào nguyên nhân gây tai biến mạch máu não của bạn.
Lý do chủ yếu của đột quỵ xuất huyết là không kiểm soát được cao huyết áp. Nếu huyết áp cao là nguyên nhân gây ra tai biến, bạn có thể sẽ cần uống thuốc để hạ huyết áp.
Nếu chứng phình động mạch gây ra tai biến mạch máu não, bác sĩ có thể kẹp các mạch máu cho kín lại hoặc luồn nút coil vào vị trí đó giúp giữ cho mạch máu tránh bung ra.
Bạn sẽ uống thuốc ngủ trong khi thực hiện hai thủ thuật trên, và bạn sẽ hồi phục trong bệnh viện.
Chứng giãn mạch máu Tangled blood vessels cũng có thể gây đột quỵ (một số người được sinh ra với chứng bệnh này). Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể đưa họ đi phẫu thuật, sử dụng bức xạ để thu nhỏ chúng hoặc sử dụng một chất đặc biệt để ngăn chặn dòng máu chảy tới các mạch máu này.
Khi đã điều trị nguyên nhân của tai biến mạch máu não, bác sĩ sẽ làm việc với bạn để giảm nguy cơ bị đột quỵ tái phát. Ví dụ, bác sĩ có thể giúp bạn duy trì huyết áp trong một khoảng lành mạnh.
Liệu pháp làm tiêu huyết khối
Liệu pháp làm tiêu huyết khối là một phương pháp điều trị để làm tan các cục máu đông nguy hiểm trong mạch máu, cải thiện lưu lượng máu, và ngăn ngừa tổn thương mô và các cơ quan. Liệu pháp có thể bao gồm tiêm các thuốc tiêu huyết khối (còn gọi là thuốc tiêu sợi huyết, tan huyết khối) thông qua đường tiêm tĩnh mạch (IV) hoặc thông qua một ống thông dài đưa thuốc trực tiếp đến vị trí tắc nghẽn.
Nó cũng có thể liên quan đến việc sử dụng một ống catheter dài với một thiết bị cơ khí được gắn vào đầu để loại bỏ các cục máu đông hoặc là phá vỡ cục máu đông.
Liệu pháp làm tiêu huyết khối thường được sử dụng như là một phương pháp điều trị khẩn cấp để làm tan các cục máu đông hình thành trong động mạch tim và não - nguyên nhân chính của nhồi máu cơ tim và đột quỵ nhồi máu não - và trong động mạch phổi (thuyên tắc phổi cấp tính).
Liệu pháp này cũng được sử dụng để điều trị các cục máu đông trong:
- Các tĩnh mạch gây huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) hoặc tắc nghẽn ở chân, vùng chậu, và các chi trên; Nếu không được điều trị, các cục máu đông có thể vỡ ra và đi đến động mạch trong phổi, dẫn đến tắc nghẽn phổi cấp tính.
- Phẫu thuật bắc cầu
- Catheter lọc máu
Nếu một cục máu đông được xác định đe doạ đến tính mạng, liệu pháp tiêu huyết khối có thể là một lựa chọn nếu được bắt đầu càng sớm càng tốt - lý tưởng trong vòng một đến hai giờ - sau khi có các triệu chứng của nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hoặc tắc mạch phổi (tất nhiên chẩn đoán đã được xác định).
Các phương pháp làm tiêu huyết khối
Các loại thuốc tan sợi huyết thường được sử dụng phổ biến nhất - còn được gọi là các thuốc tiêu huyết khối - bao gồm:
- Eminase (anistreplase)
- Retavase (reteplase)
- Streptase (streptokinase, kabikinase)
- T-PA (loại thuốc bao gồm Activase)
- TNKase (tenecteplase)
- Abbokinase, Kinlytic (rokinase)
Tùy thuộc vào hoàn cảnh, bác sĩ có thể chọn đưa thuốc tiêu huyết khối trực tiếp vào vị trí tắc nghẽn thông qua ống thông ( ống này xuyên từ da, qua cơ thể, xuyên vào mạch máu tại vị trí cục máu đông). Tuy nhiên, phương pháp được sử dụng thường xuyên hơn là: các bác sĩ luồn một ống catheter dài hơn đi dọc theo mạch máu và hướng nó gần cục máu đông để cung cấp thuốc trực tiếp cho cục máu đông.
Trong cả hai loại thủ thuật, bác sĩ sử dụng màn hình X quang để theo dõi quá trình tan cục máu đông. Nếu cục máu đông tương đối nhỏ, quá trình này có thể mất vài giờ. Tuy nhiên, điều trị cho trường hợp tắc nghẽn nghiêm trọng có thể là cần thiết trong vài ngày.
Các bác sĩ cũng có thể lựa chọn phương pháp tiêu huyết khối khác. Trong quy trình này, một ống catheter dài được gắn với đầu cơ khí- có thể là một cái máy hút nhỏ, thiết bị quay, vòi phun chất lỏng tốc độ cao hoặc thiết bị siêu âm được sử dụng để làm vỡ cục máu đông.
Rủi ro của liệu pháp tiêu huyết khối
Mặc dù các liệu pháp này có thể cải thiện một cách an toàn và hiệu quả lưu thông máu và giảm bớt hoặc loại bỏ các triệu chứng ở nhiều bệnh nhân mà không cần phẫu thuật xâm lấn, nhưng nó không được khuyến cáo cho tất cả mọi người.
Không khuyến cáo sử dụng phương pháp này với các bệnh nhân đang uống thuốc hoặc các loại thảo mộc, thực phẩm chức năng làm máu loãng, hoặc cho những người có bệnh lý liên quan đến nguy cơ bị chảy máu cao. Những bệnh lý này bao gồm:
- Cao huyết áp nghiêm trọng
- Chảy máu cấp tính hoặc mất máu nghiêm trọng
- Đột quỵ xuất huyết do chảy máu trong não
- Bệnh thận nặng
- Mới phẫu thuật
Liệu pháp tan huyết khối cũng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân đang mang thai hoặc ở tuổi cao hơn và ở những người có các bệnh lý khác.
Bệnh nhân trải qua các liệu pháp này có nguy cơ nhỏ bị nhiễm trùng (tỷ lệ dưới 1/1000) cũng như có nguy cơ phản ứng dị ứng với thuốc cản quang được sử dụng để theo dõi màn ảnh X-quang.
Ngoài nguy cơ chảy máu trong nghiêm trọng, các nguy cơ có thể khác bao gồm:
- Bầm tím hoặc chảy máu tại nơi tiếp cận
- Tổn thương mạch máu
- Di cư của cục máu đông đến một phần khác của hệ thống mạch
- Tổn thương thận ở bệnh nhân tiểu đường hoặc các bệnh thận có sẵn khác
Các biến chứng nghiêm trọng nhất có thể là chảy máu trong sọ, có thể gây tử vong. Nhưng biến chứng này rất hiếm. Chảy máu ở não gây đột quỵ xảy ra ở dưới 1% bệnh nhân.
Tiên lượng sau khi sử dụng liệu pháp tiêu huyết khối
Mặc dù các liệu pháp tiêu huyết khối thường thành công, tuy nhiên việc điều trị không thể làm tiêu tan cục máu đông lên đến 25% số bệnh nhân. 12% khác trong số bệnh nhân sau đó tái phát triển cục máu đông hoặc tắc nghẽn mạch máu.
Thêm vào đó, nếu chỉ sử dụng liệu pháp tiêu huyết khối đơn lẻ - thậm chí khi thành công - không thể điều trị được các mô đã bị tổn thương do nghẽn mạch. Vì vậy, cần phải điều trị thêm để giải quyết các nguyên nhân cơ bản của cục máu đông và sửa chữa các mô và cơ quan bị tổn thương.
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng sau đột quỵ là gì?
Cách tốt nhất sau khi tai biến mạch máu não là bắt đầu phục hồi chức năng (“hồi phục”). Trong phục hồi chức năng sau đột quỵ, một nhóm chuyên gia y tế làm việc với bạn để lấy lại những kỹ năng bạn bị mất do tai biến. Hồi phục có thể giúp bạn:
- Làm càng sớm càng tốt và độc lập nhất nếu có thể.
- Học cách sống với những thay đổi của não và cơ thể sau đột quỵ
- Điều chỉnh để sống ở trong nhà, gia đình và cộng đồng.
Hồi phục bắt đầu trong khi bạn vẫn ở trong bệnh viện. Sau khi rời khỏi bệnh viện, bạn có thể tiếp tục điều trị tại trung tâm phục hồi chức năng hoặc ở nhà. Một số chương trình phục hồi cung cấp ít nhất 3 giờ điều trị mỗi ngày, 5 hoặc 6 ngày một tuần.
Một phần quan trọng của việc phục hồi chức năng là thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa tai biế mạch máu não trong tương lai. Để giữ sức khoẻ tốt, bạn có thể cần dùng thuốc và thực hiện một số thay đổi lối sống. Làm việc với nhóm phục hồi của bạn để quyết định loại tập thể dục, chế độ ăn uống nào, hoặc các lựa chọn lối sống khác là tốt nhất cho bạn.
Bạn có cơ hội lớn nhất để hồi phục khả năng của bạn trong vài tháng đầu sau đột quỵ. Vì vậy, điều quan trọng là bắt đầu phục hồi ngay sau khi cơn tai biến xảy ra và làm mỗi ngày một ít.
Ai là người trong nhóm phục hồi chức năng đột quỵ?
Bạn và gia đình, người thân và người chăm sóc là thành phần quan trọng nhất của đội phục hồi chức năng. Một nhóm các chuyên gia y tế sẽ làm việc với nhau, bạn và người chăm sóc của bạn để giúp bạn phục hồi sau tai biến mạch máu não. Một nhóm phục hồi chức năng có thể bao gồm các bác sĩ và y tá chuyên phục hồi chức năng đột quỵ, cũng như các liệu pháp trị liệu phục hồi chức năng như:
- Một nhà vật lý trị liệu làm việc trên các vấn đề với sự chuyển động, cân bằng và phối hợp.
- Một nhà trị liệu nghề nghiệp để giúp bạn thực hành ăn uống, tắm, mặc quần áo, viết và các công việc hàng ngày khác.
- Một nhà ngôn ngữ học để giúp bạn học lại các kỹ năng nói và ngôn ngữ và cũng có thể giúp đỡ nếu bạn có vấn đề khi nuốt.
- Một nhà trị liệu giải trí giúp bạn trở lại các hoạt động mà bạn thích trước kia.
- Một nhà tâm lý học hoặc cố vấn để giúp bạn đối phó với cảm xúc của bạn.
- Các chuyên gia y tế khác, chẳng hạn như chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn lên kế hoạch một chế độ ăn uống lành mạnh và một cố vấn viên hướng nghiệp để giúp bạn tìm được việc làm hoặc trở lại làm việc.
Nhân viên xã hội hoặc người quản lý vụ việc sẽ giúp bạn và những người chăm sóc của bạn sắp xếp giúp đỡ và trang thiết bị bạn có thể cần ở nhà sau khi bạn rời khỏi trung tâm phục hồi chức năng.
Bệnh nhân có những vấn đề gì sau đột quỵ?
Những vấn đề bạn gặp sau tai biến mạch máu não phụ thuộc vào những gì mà bộ não của bạn bị ảnh hưởng và tổn thương mà tai biến gây ra mức độ như thế nào. Những người bị đột quỵ thường có:
- Các vấn đề về chuyển động và cảm giác. Bạn có thể bị đau, tê, hoặc ngứa ran ở cánh tay và chân của bạn; Co cứng hoặc co thắt cơ; yếu đuối; Và rắc rối với việc đi bộ và di chuyển. Bạn có thể gặp vấn đề với cảm giác tiếp xúc của mình hoặc cảm giác về nóng, lạnh, khó nuốt và ăn uống, và các vấn đề về nước tiểu hoặc đại tràng.
- Vấn đề với tầm nhìn. Bạn có thể gặp vấn đề khi nhìn ở một số hoặc tất cả các vùng thị lực.
- Vấn đề không nhận biết được một bên cơ thể. Nếu bạn không nhìn về phía đó, bạn có thể quên hoặc bỏ qua phần đó của cơ thể.
- Các vấn đề về ngôn ngữ và tư duy. Bạn không thể hiểu được ngôn ngữ viết hay nói, đọc hay viết, hoặc thể hiện suy nghĩ của bạn. Bạn cũng có thể gặp vấn đề với bộ nhớ và học tập.
- Vấn đề tình cảm. Đột quỵ có thể gây ra cảm giác sợ hãi, lo lắng, tức giận, buồn bã, và đau buồn, cho cả những người sống sót sau đột quỵ và những người thân yêu.
Cơn tai biến mạch máu não có gây ra các vấn đề vĩnh viễn không?
Một cơn đột quỵ làm tổn thương các bộ phận của não- nơi điều khiển những chức năng khác nhau trong cơ thể, chẳng hạn như nói và vận động. Nhưng các bộ phận khác của não có thể làm thay được vùng bị tổn thương. Nhiều người có thể lấy lại hầu hết các kỹ năng và khả năng họ mất.
Một số người có vấn đề vĩnh viễn sau tai biến. Nhưng phục hồi chức năng có thể giúp bạn học các kỹ năng mới sẽ giúp bạn chăm sóc bản thân càng nhiều càng tốt.
Thời gian phục hồi là bao lâu?
Đối với hầu hết mọi người, phục hồi chức năng là một quá trình suốt đời. Con đường phục hồi có thể dài và nản lòng, vì vậy luôn nghĩ đến một viễn cảnh tích cực là chìa khóa. Hãy thử mọi thứ bạn có thể để tốt hơn, và nhận trợ giúp nếu bị đau. Nhóm phục hồi đột quỵ của bạn có mặt ở đó để giúp đỡ bằng nhiều cách nhất có thể. Mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ của gia đình và bạn bè cũng rất quan trọng.
Bạn có thể hồi phục nhiều nhất trong vài tuần hoặc vài tháng đầu sau tai biến mạch máu não. Nhưng bạn có thể tiến triển tốt hơn trong nhiều năm, tất nhiên sự cải thiện xảy ra chậm hơn. Và có thể mất một thời gian dài và rất nhiều công việc khó khăn. Đừng mất hy vọng.
Bạn nghĩ gì khác?
- Thông thường cảm thấy buồn và vô vọng sau tai biến. Có thể khó để đối phó với cảm xúc của bạn. Nói với nhóm phục hồi của bạn về cảm giác của bạn. Hãy điều trị chứng trầm cảm nếu cần.
- Điều quan trọng là nhận được sự hỗ trợ mà bạn cần. Hãy để những người thân yêu giúp bạn. Để họ tham gia vào việc điều trị của bạn. Nói chuyện với những người khác đã bị đột quỵ, và tìm hiểu cách họ giải quyết vấn đề.
- Một cơn tai biến mạch máu não cũng ảnh hưởng đến người thân của bạn. Họ có thể sợ hãi và lo lắng như bạn. Khuyến khích họ tìm một nhóm hỗ trợ người chăm sóc và tìm hiểu cách để giảm căng thẳng của họ.
- Bạn có thể có thắc mắc hoặc quan ngại về việc quan hệ tình dục một lần nữa. Sự phục hồi chức năng có thể bao gồm trợ giúp và hỗ trợ.
Ngăn ngừa tai biến mạch máu não bằng cách nào?
Một cơn tai biến mạch máu não xảy ra khi dòng chảy của máu bị ngưng cung cấp tới một phần của não. Hầu hết là do cục máu đông hoặc một cái gì khác chặn dòng chảy. Đây được gọi là đột quỵ thiếu máu não ( nhồi máu não). Còn lại có khoảng 10% là do chảy máu trong não. Đây là những cơn đột quỵ xuất huyết não.
Tuổi cao và tiền sử gia đình bị tai biến là một trong những điều làm cho bạn có nhiều khả năng bị tai biến. Bạn không thể quay trở lại tuổi trẻ hoặc thay đổi người thân của bạn. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng 80% đột qụy có thể được ngăn ngừa. Một phần tư số người Mỹ đã từng có 1 lần đột quỵ. Vì vậy, bạn có thể làm gì để ngăn chặn tai biến?
Hạ huyết áp của bạn
Huyết áp cao là nguyên nhân số 1 của đột quỵ. Cao huyết áp là nguyên nhân cho hơn một nửa trong số bệnh nhân bị đột quỵ. Huyết áp bình thường là 120/80 hoặc thấp hơn. Nếu HA của bạn thường xuyên trên 140/90, bạn có thể bị cao huyết áp.
Nếu huyết áp không được kiểm soát tốt, huyết áp cao có thể làm bạn tăng nguy cơ bị tai biến lên 4-6 lần. Điều này là do nó có thể làm dày các thành động mạch và làm cho cholesterol hoặc các chất béo khác tích tụ và tạo thành các mảng xơ vũa. Nếu một trong số các mảng xơ vữa bị bong ra và tạo thành cục máu đông, nó có thể làm nghẽn sự cung cấp máu tới não.
Huyết áp cao cũng có thể làm suy yếu động mạch và làm cho chúng dễ vỡ hơn, gây ra đột quỵ xuất huyết não.
Nếu bạn bị huyết áp cao, hãy làm việc với bác sĩ để giữ huyết áp trong phạm vi khỏe mạnh. Uống thuốc và thay đổi lối sống, chẳng hạn như tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh, có thể giúp.
Không hút thuốc lá
Nguy cơ bị tai biến mạch máu não tăng lên gấp đôi nếu bạn sử dụng thuốc lá. Nicotine trong thuốc lá làm tăng huyết áp, và khí carbon monoxide trong khói làm giảm lượng oxy trong máu. Thậm chí hút thuốc lá thụ động cũng có thể tăng nguy cơ.
Thuốc lá cũng có thể:
- Làm tăng mỡ máu triglycerides
- Giảm mức cholesterol HDL- đây là "cholesterol có lợi"
- Làm cho máu của bạn cô đặc và có nhiều khả năng hình thành cục máu đông
- Làm cho mảng xơ vữa tích tụ nhiều khả năng hơn
- Gan và mạch máu hẹp lại và làm tổn thương lớp niêm mạc thành mạch máu
Nói chuyện với bác sĩ về cách bỏ hút thuốc lá. Miếng dán nicotine và tư vấn có thể giúp đỡ. Đừng bỏ cuộc nếu bạn không thành công lần đầu tiên.
Quản lý trái tim của bạn
Nhịp tim bất thường, gọi là rung tâm nhĩ (AFib), là hậu quả của một số TBMMN do huyết khối. Nếu cục máu đông đi vào não, nó có thể gây đột quỵ. Bạn có thể có AFib vì huyết áp cao, mảng xơ vữa động mạch, suy tim và các lý do khác.
Thuốc men, thủ tục y khoa, và phẫu thuật có thể làm cho trái tim bạn trở lại nhịp tim bình thường. Nếu bạn không biết mình có AFib nhưng cảm thấy trái tim loạn nhịp hay thở hổn hển, hãy đi khám bác sĩ.
Cắt giảm rượu
Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp và triglyceride. Hạn chế tối đa hai ly mỗi ngày đối với đàn ông và một ly mỗi ngày đối với phụ nữ.
Uống quá nhiều có thể gây AFib, uống quá nhiều có thể gây nhịp tim bất thường.
Kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn
Đường huyết cao có thể khiến tăng nguy cơ gấp 2-4 lần. Nếu nó không được kiểm soát tốt, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các lớp mỡ hoặc cục máu đông bên trong các mạch máu của bạn. Điều này có thể làm hẹp những mạch máu trong não và cổ của bạn và có thể cắt đứt nguồn cung cấp máu cho não.
Nếu bạn bị tiểu đường, hãy kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, uống thuốc theo toa, và khám bác sĩ định kỳ hàng tháng để họ có thể theo dõi mức đường huyết.
Tập thể dục
Nếu bạn dành ít hoặc không có thời gian tập thể dục và thường xuyên xem TV có thể dẫn đến béo phì, cholesterol cao, tiểu đường, huyết áp cao - một công thức cho tai biến mạch máu não. Vì vậy,hãy di chuyển. Bạn không phải chạy marathon. Mỗi ngày nên tập luyện 30 phút, 5 ngày một tuần. Bạn nên tập luyện đủ để làm thở khó, nhưng không phải thở hổn hển. Nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện.
Ăn các thực phẩm tốt hơn
Ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não and và giúp bạn giảm cân nếu cần. Ăn các loại trái cây và rau tươi (bông cải xanh,và rau xanh như rau bina tốt nhất) mỗi ngày. Chọn các protein nạc và thực phẩm có chất xơ. Tránh xa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, chúng có thể làm tắc nghẽn các động mạch của bạn. Cắt giảm muối và tránh các thực phẩm chế biến sẵn. Chúng thường chứa muối, có thể làm tăng huyết áp và chất béo chuyển hóa.
Theo dõi lượng Cholesterol
Quá nhiều cholesterol có thể làm tắc nghẽn các động mạch của bạn và dẫn đến đau tim và đột qụy. Giữ chỉ số của bạn trong phạm vi khỏe mạnh:
Tổng cholesterol: Dưới 200 mg / dL máu
LDL - cholesterol (xấu) : dưới 100 mg / dL
HDL - Cholesterol (tốt): trên 60 mg / dL
Nếu chế độ ăn kiêng và tập luyện không đủ để giữ cholesterol trong mức kiểm soát, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc.
Đừng bỏ qua tiếng ngáy
Ngáy lớn, liên tục có thể là một dấu hiệu của rối loạn được gọi là ngưng thở khi ngủ, có thể khiến bạn ngừng thở hàng trăm lần trong đêm. Nó có thể tăng khả năng bị tai biến bằng cách khiến bạn không nhận đủ oxy và tăng huyết áp.
Sử dụng thuốc
Nếu bạn đã từng bị tai biến, hãy đảm bảo uống bất kỳ loại thuốc nào mà bác sĩ cho phép để ngăn ngừa bệnh khác. Ít nhất 25% những người bị đột quỵ dùng một hoặc nhiều loại thuốc của họ trong vòng 3 tháng. Điều đó đặc biệt nguy hiểm vì đó là khi bạn có nhiều khả năng mắc bệnh khác.
Sử dụng Aspirin mỗi ngày?
Một liều thấp aspirin mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và đau tim. Nó ngăn ngừa các cục máu đông hình thành trong động mạch bị tắc lại bởi cholesterol và mảng bám. Tuy nhiên, nó không phải dành cho tất cả mọi người, vì vậy đừng bắt đầu sử dụng aspirin mà không nói chuyện với bác sĩ trước.
Và không cho ai đó dùng aspirin nếu họ có những dấu hiệu đột qụy như nói lắp hoặc khuôn mặt xệ xuống. Nó có thể làm cho một cơn đột qụy xuất huyết tệ hơn. Thay vào đó, hãy gọi 115 ngay lập tức.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn