Phục hồi sau tai biến mạch máu não: mẹo dành cho người chăm sóc
Maggie Fermental, trước đây là một y tá phòng mổ và hiện là y tá chăm sóc sau tai biến tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess ở Boston, nói: "Việc chăm sóc có thể là một trọng trách lớn”. Fermental đã bị đột quỵ ở tuổi 31 từ khi ngã trong khi trượt băng. Bây giờ cô khuyên những người sống sót sau tai biến mạch máu não và gia đình họ rằng: không chỉ những người chăm sóc phải tiếp tục làm tốt vai trò của họ trong gia đình mà họ cũng phải chăm sóc cho người sống sót sau đột quỵ và có trách nhiệm với vai trò của người đó.
Ở Hoa Kỳ, hơn 50 triệu người chăm sóc cho người thân bị khuyết tật hoặc bệnh tật. Ở mọi nơi đều có từ 59% đến 75% người chăm sóc là phụ nữ, và hầu hết đều chăm sóc cho một người lớn tuổi hơn. Bất kể những thách thức về chăm sóc, nhiều người cho biết họ đánh giá cao việc chăm sóc giúp sống lâu hơn và cảm thấy tích cực khi có thể giúp đỡ.
Nếu bạn là một người chăm sóc, người thân yêu của bạn trở thành mối quan tâm quan trọng trong cuộc đời bạn. Fermental nói: "Người chăm sóc thực sự cũng cần phải chăm sóc bản thân họ. Mọi người luôn cảm thấy phải có nghĩa vụ phải làm tất cả, nhưng điều quan trọng là yêu cầu giúp đỡ. Bạn không thể làm điều đó một mình."
Dưới đây là một số gợi ý có thể giúp bạn cân bằng giữa nhu cầu của người sống sót sau tai biến mạch máu não với sức khoẻ và hạnh phúc của riêng bạn.
Các bước đầu tiên cho những người chăm sóc
Trong những tuần đầu tiên sau đột quỵ, bạn sẽ có rất nhiều thứ để học hỏi và đánh giá khi bạn nhìn về tương lai. Một trong những trở ngại lớn nhất của người chăm sóc là kiến thức. Có thể có rất nhiều thứ để học, vì vậy hãy tận dụng mọi cơ hội để tìm hiểu về bệnh tai biến mạch máu não và tình trạng cũng như tiên lượng về bệnh tình của người thân bạn. Tham gia các nhóm hỗ trợ hoặc các chương trình được cung cấp bởi bệnh viện. Nói chuyện với đội chăm sóc sức khoẻ về những gì sẽ xảy ra trong quá trình phục hồi. Bạn càng học nhiều càng chăm sóc tốt hơn.
Xem xét bảo hiểm và đánh giá tình trạng tài chính của bạn. Bảo hiểm y tế sẽ bao gồm hầu hết các chi phí nằm viện và phục hồi. Tuy nhiên, có thể có những hạn chế về cơ sở vật chất cũng như các nhà cung cấp. Vì vậy, hãy chắc chắn tìm hiểu chính xác những gì được bảo hiểm chi trả và những gì phải tự mình thanh toán là điều rất cần thiết.
Cũng nên nhớ rằng khi người thân yêu của bạn tiến triển hoặc không còn tiến triển nữa thì phạm vi bảo hiểm có thể thay đổi hoặc ngừng lại. Bộ phận dịch vụ xã hội của bệnh viện hoặc người quản lý vụ việc có thể giúp bạn thương lượng với bên bảo hiểm và tìm ra các lựa chọn khác nếu bạn cần viện trợ thêm.
Tham gia vào quá trình phục hồi sau tai biến mạch máu não. Tham dự một vài buổi trị liệu để bạn có thể hỗ trợ người thân trong quá trình hồi phục đột qụy. Khuyến khích người sống sót sau đột quỵ thực hành các kỹ năng mới, nhưng không phải lúc nào cũng giúp đỡ họ. Đừng làm quá nhiều. Hãy ủng hộ và cho phép họ tự mình làm việc cho mình. Ngay cả những thành tích nhỏ cũng sẽ giúp người thân của bạn trở nên tự tin hơn.
Đánh giá nhu cầu của người thân cũng như khả năng của bạn để đáp ứng chúng. Nhóm chăm sóc sức khoẻ các nạn nhân sau tai biến có thể giúp bạn xác định loại hình trợ giúp cần thiết. Người chăm sóc thường cần:
- Chăm sóc cá nhân như tắm rửa và mặc quần áo
- Kiểm soát nhu cầu chăm sóc sức khoẻ bao gồm thuốc men và các cuộc hẹn bác sĩ và hoạt động phục hồi chức năng
- Quản lý tài chính và bảo hiểm
- Giúp người bệnh duy trì và tăng khả năng hoạt động của họ
Hãy nhớ rằng bạn không thể làm mọi thứ. Hãy cố gắng thực tế với bản thân về những gì có thể thực hiện và những gì bạn cần giúp đỡ.
Về nhà sau tai biến mạch máu não
Khi người thân của bạn rời bệnh viện, tình hình thực tế có thể bắt đầu khó khăn cho cả hai bạn. Dưới đây là một số điều cần xem xét khi bạn thực hiện vai trò mới của mình.
Xem xét độ an toàn. Hỏi chuyên gia trị liệu cơ năng nếu bạn cần làm cho nhà mình an toàn hơn. Bạn có thể phải di chuyển giường ngủ sang phòng khác để tránh các bậc thang, bỏ thảm để tránh bị ngã hoặc xắp xếp ghế ngồi trong phòng tắm và vòi hoa sen.
Chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi về hành vi hoặc tâm trạng. Những tổn thất từ tai biến mạch máu não, cho dù là tạm thời hay vĩnh viễn cũng có thể gây tổn thương cho người sống sót. Có rất nhiều cảm xúc bùng phát sau đột qụy. Vì thế hãy cố gắng không nói cho người thân yêu của mình rằng bạn biết họ cảm thấy thế nào, bởi vì bạn thực sự không thể biết được. Thay vào đó, hãy thể hiện tình yêu, sự kiên nhẫn và hỗ trợ của bạn. Sẽ rất khó khăn khi nhìn thấy người thân của mình đau khổ, nhưng cảm giác đau khổ là một điều buộc phải chấp nhận trong cuộc sống sau tai biến.
Theo dõi tình trạng trầm cảm. Những người sống sót sau đột quỵ sẽ có nguy cơ bị trầm cảm - từ 30% đến 50% trường hợp bị ảnh hưởng. Trầm cảm có thể gây trở ngại cho sự hồi phục của người thân. Do đó hãy hỏi bác sĩ của mình những gì cần tìm và tìm cách điều trị ngay nếu bạn thấy dấu hiệu trầm cảm.
Nhận biết các dấu hiệu nguy cơ dẫn đến cơn tai biến thứ hai. Khi đã bị tai biến mạch máu não, những người sống sót có nguy cơ đột quỵ lần 2 cao hơn, vì vậy điều quan trọng là phải giảm nguy cơ đó. Chuẩn bị các bữa ăn lành mạnh, ít chất béo, khuyến khích tập thể dục, giữ nhà không có khói thuốc và chắc chắn rằng người thân dùng thuốc theo đúng kê đơn và đúng lịch thăm khám với các bác sĩ.
Tìm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài có thể giúp bạn cân bằng cuộc sống với nhu cầu của người thân. Việc chăm sóc thay thế có thể cho bạn thời gian nghỉ ngơi để bạn có thể thư giãn và khỏe lại. Các thành viên gia đình hoặc bạn bè có thể đến một vài giờ một tuần, hoặc bạn có thể muốn xem xét thuê một nhà cung cấp chăm sóc. Các loại trợ giúp khác có thể bao gồm dịch vụ nội trợ, chăm sóc người lớn ban ngày, dịch vụ cung cấp thức ăn tại nhà và các dịch vụ chuyên chở. Bạn có thể tìm được các dịch vụ ở khu vực của mình bằng các tìm kiếm trên các trang web hoặc có thể liên lạc với các cơ quan chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc.
Học cách nói “có thể”. Nếu bạn bè hỏi bạn liệu họ có thể giúp đỡ hay không thì hãy luôn đồng ý với họ. Nếu bạn không cần sự giúp đỡ ngay lập tức, hãy xem liệu họ có sẵn sàng hứa giúp sau này hay không. Bạn có thể chuẩn bị một danh sách với những công việc khác nhau mà mọi người có thể làm - từ mua sắm tạp hóa và công việc gia đình để giúp quản lý tài chính và thậm chí chăm sóc.
Chăm sóc bản thân
Càng chăm sóc bản thân thì bạn càng chăm sóc người thân tốt hơn. Bản thân nếu kiệt sức thì bạn không thể chăm sóc họ. Không phải là ích kỷ khi dành thời gian cho nhu cầu của bạn mà đó là điều cần thiết và có lợi cho cả hai bạn.
Hãy kiên nhẫn với chính mình. Không ai là người chăm sóc hoàn hảo. Bạn chưa bao giờ làm điều này trước đó và sẽ có rất nhiều để học hỏi. Xây dựng kỹ năng của bạn và tăng sự tự tin của bạn bằng cách tham gia các lớp học chăm sóc hoặc các buổi hội thảo được cung cấp trong cộng đồng của bạn.
Đừng đánh mất cuộc sống của bạn. Điều chỉnh bản thân để trở thành một người chăm sóc theo một vài cách cho phù hợp. Đột nhiên, tất cả thời gian của bạn là dành cho việc đáp ứng nhu cầu của người khác, và thật khó để không nghĩ rằng: còn tôi thì sao?
Hãy nhớ rằng bạn có quyền đối với thời gian và hoạt động bạn. Hãy lên kế hoạch thời gian và “sạc pin cho mình” bằng cách tham gia vào các trò chơi giải trí yêu thích. Điều đặc biệt quan trọng là không cô lập bản thân. Vì vậy, dành thời gian để nói chuyện và thăm bạn bè.
Tập trung vào sức khoẻ thể chất của bạn. Đừng bỏ qua các mối quan tâm về sức khoẻ và chắc chắn phải khám sức khoẻ định kỳ. Tìm hiểu những cách lành mạnh để kiểm soát căng thẳng và thư giãn. Ăn một chế độ lành mạnh, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn duy trì được sức mạnh của mình.
Tập trung vào sức khỏe tinh thần của bạn
Hãy để bản thân cảm thấy thất vọng, tức giận và buồn, và chia sẻ nó với người khác ngoài người thân bị tai biến mạch máu não. Những cảm giác này là bình thường và đừng để nó chế ngự bạn, bạn cần phải nói nó ra. Đây là lúc mà bạn bè và các nhóm hỗ trợ đóng vai trò quan trọng của mình.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng người chăm sóc cũng có nguy cơ bị trầm cảm, đặc biệt là nếu người sống sót có chứng mất trí nhớ. Tình trạng trầm cảm có thể cải thiện khi được điều trị, do đó hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn cho rằng mình đang rơi vào tình cảnh này.
Nhận sự hỗ trợ. Tìm một nhóm hỗ trợ gần bạn, hãy gọi cho bệnh viện địa phương của bạn hoặc thực hiện tìm kiếm trên mạng về “hỗ trợ chăm sóc người bệnh”. Bạn có thể tìm thấy các nhóm hỗ trợ trực tuyến cũng như các nhóm địa phương trong khu vực của bạn. Nói chuyện với những người chăm sóc khác có thể giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn hơn và tạo cơ hội để chia sẻ các điều kiện cũng như những lời khuyên chăm sóc.
Hãy nhớ luôn cười. Hài hước là liều thuốc phòng vệ tốt nhất chống lại những tình huống khó khăn và đầy cảm xúc. Bạn đang gánh trên vai một trọng trách nặng nề và xứng đáng được cười và cảm thấy niềm vui, vì vậy điều quan trọng để là luôn cởi mở với những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn