Phục hồi sau tai biến mạch máu não: các vấn đề quan trọng
Randie M. Black-Schaffer – Giám đốc y tế Chương trình Đột quỵ tại Bệnh viện Phục hồi Spaulding ở Boston cho biết, thật khó để dự đoán được mức độ phục hồi sau tai biến. Bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh như nào trong vài tuần đầu? Nếu có thể cung cấp mức độ tổn hại xảy ra thì chúng tôi có thể phỏng đoán dựa trên điều đó.
Theo Viện về các rối loạn thần kinh và đột quỵ quốc gia, bạn hồi phục tốt như thế nào là phụ thuộc vào loại đột quỵ mà bạn trải qua, mức độ tổn thương não xảy ra, độ tuổi của bạn và thời gian hồi phục ban đầu nhanh như thế nào.
Bạn nên tìm hiểu về tất cả những nghì có thể khiến bạn tai biến mạch máu não và những điều cần làm để tránh các vấn đề về sức khỏe trong tương lai. Sử dụng các câu hỏi dưới đây để tham khảo khi bạn nói chuyện với bác sĩ về những gì sẽ xảy ra trong những tháng và năm tới sau tai biến:
1-Điều gì gây ra cơn tai biến mạch máu não của tôi?
80% các cơn đột quỵ xảy ra khi dòng máu chảy đến não đột ngột bị cắt đứt - thường là do cục máu đông hoặc một số tắc nghẽn khác. Đây được gọi là đột quỵ nhồi máu não. Loại đột quỵ khác nguy hiểm hơn là xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu vỡ ra ở trong não.
Biết được loại tai biến mạch máu não có thể giúp bác sĩ xác định những nguyên nhân dưới đây. Ví dụ, đột quỵ nhồi máu não có thể là do động mạch bị tắc do mảng xơ vữa – do tích tụ cholesterol và các lipid khác, hoặc chất béo trong máu. Những người bị chứng xơ vữa động mạch ( còn gọi là cứng động mạch) có nguy cơ cao hơn mắc loại đột quỵ này.
Huyết áp cao là thủ phạm phổ biến nhất dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não. Mảng xơ vữa động mạch và cao huyết áp làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não và kiểm soát chúng có thể giúp ngăn ngừa cơn đột quỵ lần 2.
2-Tôi có nguy cơ bị tai biến mạch máu não lần 2 không?
Nhìn chung có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ lần 2 khi bệnh nhân đã bị đột qụy lần đầu. 3% người sống sót bị tai biến lần 2 trong 30 ngày đầu; và 1/3 bị trong 2 năm sau.
Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ rất khác nhau giữa từng cá nhân, đó là lý do tại sao cần phải nói chuyện với bác sĩ của bạn để hiểu các yếu tố nguy cơ cụ thể và lên kế hoạch để giảm thiểu chúng.
Huyết áp cao là nguyên nhân số một gây tai biến mạch máu não và cũng là yếu tố nguy cơ lớn nhất. Bị bệnh tim, cholesterol trong máu cao, hoặc bệnh tiểu đường cũng khiến bạn gặp nguy hiểm. Các yếu tố về lối sống khiến bạn có nguy cơ bao gồm hút thuốc lá, béo phì, không vận động cơ thể, uống nhiều rượu và sử dụng ma túy bất hợp pháp.
3-Quá trình hồi phục sau tai biến mạch máu não là gì?
Mặc dù chương trình phục hồi chức năng sau đột quỵ của bạn sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn, nhưng hầu hết mọi người đều theo một lộ trình tương tự nhau. Bạn sẽ bắt đầu thực hiện các bài tập được hỗ trợ trong bệnh viện khi tình trạng sức khoẻ ổn định.
Sau đó bạn có thể đến các cơ sở hồi phục cho bệnh nhân, ở đó bạn sẽ được điều trị chuyên sâu để giúp bạn có thể tự hoạt động. Một khi có thể trở về nhà, bạn có thể được điều trị ngoại trú hoặc trị liệu tại nhà để phục hồi càng nhiều càng tốt.
Phục hồi chức năng diễn ra trong khoảng 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân đột qụy vẫn tiếp tục luyện tập những kỹ năng mà họ học được trong quá trình phục hồi thì sự cải thiện sẽ tiếp tục kéo dài sau đó.
4- Sự hồi phục đột quỵ kéo dài bao lâu?
Sự hồi phục sau tai biến mạch máu não khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Mặc dù một số người bị đột quỵ mức độ nhẹ hồi phục nhanh chóng, nhưng đối với phần lớn những người sống sót sau tai biến thì hồi phục là một quá trình suốt đời.
Mặc dù lợi ích lớn nhất sẽ đạt được trong 3 tháng đầu sau đột quỵ nhưng bệnh nhân vẫn có thể tiếp tục phục hồi …thậm chí sau nhiều năm. Chìa khóa để đạt được là theo đuổi bài tập thể dục hàng ngày.
5- Tôi có nguy cơ bị trầm cảm sau tai biến mạch máu não không?
Trở nên chán nản sau đột quỵ là điều rất phổ biến. Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ của bạn về các triệu chứng trầm cảm để bản thân và người chăm sóc có thể biết được. Chứng trầm cảm sau đột qụy được cho là gây ra bởi sự thay đổi sinh hóa trong não. Đây cũng là một phản ứng hoàn toàn bình thường đối với những tổn thương do tai biến. Bất kể lý do gì, điều trị là điều cần thiết. May mắn thay, trầm cảm có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc hoặc qua tư vấn.
6- Tôi sẽ dùng thuốc gì và có bất kỳ phản ứng phụ nào không?
Hầu hết đột quỵ thường gây ra bởi cục máu đông, do đó bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu, thường được gọi là thuốc làm loãng máu, để giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não trong tương lai. Bạn cũng có thể cần dùng thuốc để giảm huyết áp hoặc thuốc hạ cholesterol máu, điều trị bệnh tim, hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Hãy chắc chắn nói chuyện với bác sĩ về những loại thuốc để bạn hiểu được tại sao mình phải uống chúng. Hãy hỏi về các tác dụng phụ tiềm năng cũng như những mối liên quan giữa thực phẩm và thuốc. Để tiện theo dõi, bạn và người chăm sóc hãy viết ra tên và liều dùng của tất cả các loại thuốc của bạn, bao gồm thời gian và cách sử dụng chúng.
7- Khi nào tôi nên gọi bác sĩ?
Hỏi bác sĩ xem những triệu chứng hoặc trường hợp nào nên gọi trợ giúp từ bác sĩ. Tuy nhiên nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu đột quỵ nào sau đây, hãy gọi ngay cấp cứu, Đừng trì hoãn – thời gian tính bằng từng phút để có thể ngăn ngừa tổn hại do tai biến mạc máu não;
- Đột ngột tê hoặc yếu, đặc biệt là chỉ ở một bên cơ thể
- Chóng mặt, gặp vấn đề về đi lại, hoặc mất cân bằng hoặc cả hai
- Đột ngột thay đổi tầm nhìn
- Chảy nước dãi hoặc nói lộn xộn
- Đau đầu đột ngột, dữ dội, khác hẳn với những cơn đau đầu trước đó hoặc không rõ nguyên nhân.
8- Tôi có thể nhận được hỗ trợ ở đâu khi sống sót qua đột quỵ?
Việc được hỗ trợ từ những bệnh nhân khác sống sót qua tai biến mạch máu não có thể giúp ích cho quá trình hồi phục của bạn. Bạn có thể liên hệ các hiệp hội về chống đột quỵ trong nước để giúp tìm kiếm một chương trình hỗ trợ trong khu vực của bạn hoặc để tìm hiểu về các nhóm hỗ trợ trực tuyến.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn